banerchinh-ngay14-3-2021
Nhiệt liệt chào mừng 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890-19/5/2025)!
Hỗ trợ trực tuyến
Hội thảo khoa học

TRÁCH NHIỆM CẤP ỦY, CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ TRONG VIỆC NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN VỚI THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ

Hệ thống chính trị cấp cơ sở xã, phường, thị trấn là cấp gần dân, sát dân nhất, trực tiếp quan hệ, làm việc với nhân dân, là cấp tổ chức, chỉ đạo trực tiếp, có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, vận động quần chúng nhân dân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước...

 

Nguyễn Thị Huệ

Giảng viên khoa Lý luận Mác-Lênin, TT Hồ Chí Minh

 

Mở rộng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nhất là nhân dân lao động ở cơ ở, trong giai đoạn hiện nay là yêu cầu bức thiết của sự nghiệp đổi mới. Đó còn là giải pháp hữu hiệu ngăn chặn nạn tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác. Dân chủ ở cơ sở là nhằm đáp ứng những đòi hỏi bức thiết của cuộc sống. Tuy nhiên, trách nhiệm cấp ủy, chính quyền trong việc nâng cao vai trò của quần chúng nhân dân với thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Nam Định vẫn cần được tiếp tục nâng cao.

Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện, đổi mới hệ thống chính trị cấp cơ sở xã, phường, thị trấn; phát huy chế độ dân chủ đại diện, đồng thời thực hiện tốt chế độ dân chủ trực tiếp ở cơ sở.

Hệ thống chính trị cấp cơ sở xã, phường, thị trấn là cấp gần dân, sát dân nhất, trực tiếp quan hệ, làm việc với nhân dân, là cấp tổ chức, chỉ đạo trực tiếp, có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, vận động quần chúng nhân dân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn, các quy ước, hương ước nhằm phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh ở địa phương, cơ sở. Vì vậy, cần tiếp tục được xây dựng, củng cố, hoàn thiện và đổi mới theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX “về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”; Nghị quyết Trung ương 5 khóa X về “tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị”; Kết luận Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XI “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở”. Theo đó, cần tiếp tục rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức trong hệ thống chính trị cấp cơ sở phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu, nhiệm vụ mới. Xác định rõ mối quan hệ, thực hiện có hiệu quả cơ chế phối hợp, quy định về giám sát, phản biện xã hội của mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Thực hiện có hiệu quả cơ chế để nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của đảng bộ, chi bộ cơ sở ; tránh bao biện, làm thay. Đổi mới cách thức học tập, quán triệt và tổ chức thực hiện nghị quyết của cấp ủy cấp trên. Không nên ra nghị quyết để thực hiện nghị quyết của cấp trên mà tập trung xây dựng chương trình, kế hoạch hành động, chỉ đạo tổ chức thực hiện.

Phát huy vai trò, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân với tư cách là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, nhất là trong việc thảo luận, quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương và giám sát việc tổ chức thực hiện Hiến pháp, pháp luật; các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ở địa phương. Nâng cao hiệu lực quản lý, điều hành theo pháp luật của ủy ban nhân dân. Phát huy vai trò của mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong việc đoàn kết, xây dựng sự đồng thuận, tập hợp, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. 

Đồng thời với việc thực hiện tốt chế độ dân chủ đại diện thông qua việc phát huy vai trò, nâng cao chất lượng và hiệu lực hoạt động của hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, cần thực hiện tốt chế độ dân chủ trực tiếp để nhân dân được tham gia bàn bạc và quyết định trực tiếp những công việc của địa phương, cơ sở; những vấn đề liên quan đến lợi ích thiết thực của họ. Nhất là những nội dung được quy định trong Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Công khai thông tin đầy đủ, chính xác cho nhân dân biết về các vấn đề nhân dân cần được bàn bạc và quyết định. Bảo đảm môi trường xã hội lành mạnh, tự do, bình đẳng để người dân thể hiện ý chí của mình, không bị ép buộc, mua chuộc, lôi kéo, tạo điều kiện để người dân đóng góp ý kiến với cấp ủy, chính quyền địa phương; có cơ chế để nhân dân giám sát hoạt động của chính quyền. Hướng mạnh các hoạt động của hệ thống chính trị cấp cơ sở về cộng đồng dân cư thôn, bản, phố. Thực hiện tốt chế độ tự quản đối với các vấn đề liên quan đến cuộc sống thiết thực hàng ngày của nhân dân, như: xây dựng nông thôn mới; an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; bảo vệ môi trường; xây dựng gia đình, làng, bản, phố văn hóa; giải quyết những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Đẩy mạnh các hoạt động tự quản của cộng đồng dân cư theo mô hình tổ nhân dân tự quản, theo phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” và dân hưởng lợi.

Thứ hai, sử dụng nhiều kênh thông tin khác nhau để tuyên truyền dân chủ, gắn tuyên truyền dân chủ với phổ biến và giáo dục pháp luật. Để đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục dân chủ ở cơ sở cho quần chúng nhân dân, trước mắt cần cải tiến và nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của báo chí, đài phát thanh truyền hình của tỉnh. Tổ chức phát hành báo chí khắp các vùng sâu, vùng xa để nhân dân có điều kiện tiếp cận thông tin, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước một cách kịp thời. Đồng thời thực hiện tốt chế độ thông tin cho quần chúng nhân dân, củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, lực lượng tuyên truyền miệng ở cơ sở, đầu tư phương tiện cần thiết đảm bảo hoạt động có hiệu quả, hình thức thông tin phải phù hợp, xác thực để quần chúng nhân dân dễ hiểu, dễ nhớ và dễ thực hành.

Thứ ba, tổ chức nhiều hình thức sinh hoạt dân chủ phong phú, đa dạng nhằm lôi cuốn, tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Tăng cường đối thoại trực tiếp giữa cấp ủy, chính quyền cơ sở với quần chúng nhân dân để nắm rõ tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, để nhân dân có cơ hội tham gia bàn bạc, giám sát, kiểm tra hoạt động của chính quyền. Thông qua đó rèn luyện năng lực thực hành dân chủ cho quần chúng nhân dân.

Thứ tư, đối với quần chúng nhân dân để thực sự làm chủ bản thân, làm chủ xã hội, nhân dân không thể chỉ trông chờ vào năng lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên làm công tác lãnh đạo, quản lý mà chính quần chúng nhân dân cũng cần phải có trình độ, năng lực thực hành dân chủ. Năng lực thực hành dân chủ của quần chúng nhân dân phụ thuộc vào trình độ dân trí, trình độ văn hóa dân chủ, văn hóa pháp luật. Dân trí thấp sẽ không thể hiện được vai trò chủ thể của quyền lực.

Tóm lại, để nâng cao nhận thức, năng lực thực hành dân chủ cho quần chúng  nhân dân, trước hết tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của chính quyền các cấp, cần đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền, cổ động giúp quần chúng nhân dân nhận thức đầy đủ nội dung và ý nghĩa của việc thực hiện dân chủ. Thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục nhằm nâng cao trình độ dân trí. Trình độ dân trí cao thì khả năng hiểu biết của nhân dân về quy luật phát triển của tự nhiên, xã hội, về thời cuộc, nhiệm vụ cũng như con đường đi lên của sự nghiệp cách mạng sẽ tốt hơn, có ý thức hơn về nghĩa vụ của mình đối với cộng đồng và toàn xã hội. Như vậy, quyền làm chủ của quần chúng nhân dân cũng sẽ được phát huy tốt hơn. Đồng thời, tăng cường công tác giáo dục pháp luật cho quần chúng nhân dân, thực hiện xã hội hóa pháp luật./.
(Nguồn: Khoa Lý luận MLN,TT HCM - Ngày 01/12/2015)

Thông tin khác

VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG THỰC HIỆN DÂN CHỦ CẤP XÃ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
NHỮNG KẾT QUẢ CHỦ YẾU TRONG QUÁ TRÌNH NÂNG CAO VAI TRÒ QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN VỚI THỰC HIỆN DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở NAM ĐỊNH
CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ DÂN CƯ VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU CĂN CƯỚC CÔNG DÂN THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CĂN CƯỚC CÔNG DÂN NĂM 2014
KHÁI QUÁT MỘT SỐ QUY ĐỊNH MỚI CỦA LUẬT HỘ TỊCH VÀ LUẬT CĂN CƯỚC CÔNG DÂN 2014
QUY ĐỊNH VỀ ĐĂNG KÍ SỰ KIỆN HỘ TỊCH VÀ THẨM QUYỀN CỦA CÔNG CHỨC TƯ PHÁP - HỘ TỊCH CẤP XÃ
HOÀN THIỆN KỸ NĂNG TIN HOC CỦA CÔNG CHỨC TƯ PHÁP - HỘ TỊCH CẤP XÃ HIỆN NAY
QUY ĐỊNH VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU HỘ TỊCH TRONG LUẬT HỘ TỊCH 2014
CẤP LẠI GIẤY KHAI SINH - VẤN ĐỀ CHƯA ĐƯỢC QUY ĐỊNH TRONG LUẬT HỘ TỊCH
TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG CHỨC TƯ PHÁP - HỘ TỊCH TRONG TRIỂN KHAI LUẬT HỘ TỊCH 2014
NHỮNG NHIỆM VỤ ĐẶT RA ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC TƯ PHÁP - HỘ TỊCH CẤP XÃ THEO QUY ĐỊNH TRONG LUẬT HỘ TỊCH NĂM 2014
BÁO CÁO ĐỀ DẪN HỘI THẢO KHOA HỌC NHÂN KỶ NIỆM 70 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG TÁM VÀ QUỐC KHÁNH 2/9
CÁCH MẠNG THÁNG TÁM - MỐC SON LỊCH SỬ MỞ RA KỶ NGUYÊN ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ TIẾN LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM CẦM QUYỀN 70 NĂM QUA - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
MỐI QUAN HỆ ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN Ở VIỆT NAM
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO CÔNG CUỘC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Lịch giảng dạy
Hoạt động tiêu biểu
BithuTinhuy
hoithaocapbo2022
hoithaokllcs
giaoluubongda
camhoa
Trường Chính trị Trường Chinh
Địa chỉ: Số 39 Đường Vị Xuyên - TP.Nam Định
Điện thoại: 0228.3649222 - Fax: 0228.3642530 - Hotline 24/7: 
Website: www.truongchinhtritruongchinhnd.gov.vn - Email: chinhtrinamdinh@gmail.com