Trần
Thuỳ Dương - Phó Trưởng phòng Đào tạo
Luật Hộ tịch 2014 được Quốc hội thông qua ngày. Luật 2014 có hiệu lực ngày 01/01/2016. Hộ tịch là vấn đề quan trọng từ góc độ quyền con
người, quyền công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp. Trong bối cảnh tăng
cường hội nhập, việc triển khai tốt Luật Hộ tịch trong đời sống sẽ là cơ sở góp
phần hoạch định tốt chính sách phát triển kinh tế xã hội. Việc xây dựng kế
hoạch triển khai luật là rất cần thiết do đó đòi hỏi các cấp, ngành đều phải
vào cuộc với sự tham gia của nhiều chủ thể. Sở Tư pháp là cơ quan tham mưu giúp UBND cấp tỉnh
chủ yếu thực hiện chức năng quản lý nhà nước tại địa phương, chịu trách nhiệm
tổ chức hệ thống đăng ký và quản lý hộ tịch tại địa phương, chỉ đạo, kiểm tra,
thanh tra, hướng dẫn công tác hộ tịch tại địa phương, xây dựng cơ sở dữ liệu hộ
tịch điện tử tại cấp tỉnh. Phòng Tư pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước,
chỉ đạo, kiểm tra hướng dẫn cấp cơ sở về chuyên môn, nghiệp vụ. Còn UBND cấp xã
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hộ tịch tại địa phương. Công chức tư
pháp- hộ tịch cấp xã sẽ thực hiện đăng ký tất cả các việc về hộ tịch trên địa
bàn và quản lý dữ liệu hộ tịch của cấp xã.
Bản thân công
chức tư pháp – hộ tịch cấp xã cần nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình
Hộ tịch là những sự kiện cơ bản
xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết như:
sinh, tử, kết hôn…
Quản lý hộ tịch là
nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp xã,
nhằm theo dõi thực trạng và sự biến động về hộ tịch, trên cơ sở đó bảo hộ các
quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân và gia đình, đồng thời góp phần xây dựng
các chính sách về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và dân số, kế hoạch hóa
gia đình.
Với ý nghĩa quan trọng
của quản lý hộ tịch, Quốc hội đã chính thức điều chỉnh lĩnh vực này bằng
văn bản Luật thay vì văn bản dưới luật (Nghị định 158/2005/NĐ-CP quy
định về hộ tịch và Nghị định 06/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung NĐ 158/2005/NĐ-CP)
Tại văn bản có
giá trị pháp lý cao này đã giao trách nhiệm với quy trình chặt chẽ qúa trình
quản lý hộ tịch cho nhiều chủ thể, trong đó có UBND xã và công chức tư pháp –
hộ tịch cấp xã. Đây là chức danh chuyên môn thuộc UBND cấp xã có trách nhiệm
giúp UBND cấp xã quản lý công tác tư pháp, hộ tịch trên địa bàn. Luật Hộ tịch
2014 đã giao trách nhiệm trực tiếp cho công chức tư pháp – hộ tịch. Theo đó
giúp công chức này xác định cụ thể lĩnh vực, quy trình giải quyết trên lĩnh vực
hộ tịch. Đó là điều kiện thuận lợi để
công chức này thực thi nhiệm vụ trên thực tế.
Như vậy, bản thân công chức tư pháp – hộ tịch phải nhận
thức đầy đủ trách nhiệm của mình khi Luật hộ
tịch 2014 có hiệu lực
Những kỹ năng cần thiết mà công chức tư pháp – hộ tịch cần có khi
Luật hộ tịch 2014 có hiệu lực
Luật Hộ tịch 2014 quy
định những nhiệm vụ rõ ràng cho công chức tư pháp – hộ tịch trên lĩnh vực hộ
tịch. Việc nhận thức này tạo động cơ
chủ động học tập, nghiên cứu, bổ sung
các kỹ năng cần thiết để thực thi nhiệm vụ. Trước hết công chức
tư pháp – hộ tịch cần trước mắt là
hoàn thiện về trình độ pháp lý. Theo quy định tại Thông tư
06/2012/TT-BNV hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển
dụng công chức xã, phường, thị trấn, công chức tư pháp – hộ tịch phải có bằng Trung cấp Luật
học. Tuy nhiên thực tế do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân thường
xuyên biến động, không ổn định, số công chức Tư pháp – hộ tịch nhiều địa phương
chưa đạt chuẩn, ít được đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật những quy định pháp lý nói
chung, trong đó có các q uy định
về tư pháp, hộ tịch. Việc thể hiện trình độ pháp lý bằng tiêu chuẩn bằng cấp và
quan trọng là phải thể hiện trên thực tế việc nắm chắc các quy định pháp lý
liên quan để vận dụng, tham mưu cho UBND xã và trực tiếp áp dụng các quy định
pháp lý để giải quyết các công việc quản lý và đăng ký hộ tịch trên địa bàn.
Với nhiều nhiệm vụ mới được xác định trong Luật Hộ tịch 2014, càng đặt ra yêu
cầu cho công chức tư pháp – hộ tịch phải hiểu rõ và thực hiện ngay những quy
định về nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực hộ tịch.
Kỹ năng quan trọng
cần có đối với công chức tư pháp – hộ tịch
là kỹ năng tin học. Luật Hộ tịch 2014 quy định nhiều điểm mới
trong đó có việc công chức tư pháp – hộ tịch vào
1 sổ hộ tịch giấy, sau đó phải lưu các nội dung đã ghi trong sổ giấy vào Cơ sở
dữ liệu hộ tịch điện tử để lưu giữ thông tin hộ tịch của cá nhân (song song với
cơ sở dữ liệu giấy), đồng thời kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư,
các Bộ, ngành, địa phương có thể lấy thông tin cá nhân từ Cơ sở dữ liệu quốc
gia về dân cư để giải quyết thủ tục hành chính cho người dân.
Để hoàn thiện các kỹ
năng cần thiết, góp phần đưa Luật Hộ tịch 2014 vào cuộc sống, ngoài sự cố gắng hoàn
thiện tiêu chuẩn, kỹ năng công vụ từ bản thân chính công chức tư pháp – hộ
tịch, rất cần các CQNN có
thẩm quyền nghiên cứu tổ chức bồi dưỡng, tập huấn, hướng dẫn kịp thời để công
chức tư pháp –hộ tịch nhanh chóng có đủ các kiến thức liên quan thực thi tốt
chức năng nhiệm vụ của mình./. |