Vũ Thị Hồng Nhung - Giảng viên khoa Nhà
nước - Pháp luật
Công chức Tư
pháp - hộ tịch là một trong những chức danh công chức cấp xã. Công chức Tư
pháp - hộ tịch vừa phải đảm nhiệm rất nhiều công việc tư pháp mang tính
“hành chính trật tự” vừa đảm nhận công tác hộ tịch có tính ổn định và đòi hỏi
chuyên môn cao. Đặc biệt với sự ra đời của Luật Hộ tịch và Luật Căn
cước công dân thì nhiệm vụ của công chức Tư pháp – hộ tịch càng nặng
nề với 20 đầu việc. Mặt khác, hiện nay chức danh Tư pháp – hộ tịch
tại hầu hết các xã trong tỉnh ta chỉ có 01 công chức đảm nhận. Với
tính chất công việc phức tạp, số lượng nhiều như vậy thì việc nâng
cao chất lượng đội ngũ công chức tư pháp – hộ tịch là yêu cầu tất
yếu trong việc xây dựng đội ngũ công chức cấp xã có trình độ, năng
lực đáp ứng nhiệm vụ xây dựng đất nước, phục vụ nhân dân. Muốn làm
tốt công việc có tính chất phức tạp, đòi hỏi công chức Tư pháp – hộ
tịch không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn phải nắm được kỹ năng tin
học trong quản lý nội dung liên quan đến công tác Tư pháp – hộ tịch.
1.
Nhiệm vụ của công chức Tư pháp - hộ tịch cấp
xã
Công chức Tư pháp – hộ tịch trực tiếp
thực hiện các nhiệm vụ sau: Phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý tủ sách pháp
luật, tổ chức phục vụ nhân dân nghiên cứu pháp luật và tổ chức lấy ý kiến nhân
dân trên địa bàn cấp xã trong việc tham gia xây dựng pháp luật; Kiểm tra, rà
soát các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
cấp xã báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định; tham gia công tác thi
hành án dân sự trên địa bàn cấp xã; Thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp, hộ
tịch, chứng thực, chứng nhận và theo dõi về quốc tịch trên địa bàn cấp xã theo
quy định của pháp luật; phối hợp với công chức Văn hóa - xã hội hướng dẫn xây
dựng hương ước, quy ước ở thôn, tổ dân phố và công tác giáo dục tại địa bàn cấp
xã. Đây là những công việc phức tạp, đòi hỏi tính chính xác rất cao,
bí mật vì những giấy tờ đó theo suốt cuộc đời mỗi công dân. Do vậy,
đòi hỏi công chức Tư pháp – hộ tịch phải nắm vững văn bản liên quan
đến công tác tư pháp, hộ tịch, kỹ năng xử lý công việc thuần thục,
trình độ tin học cao. Sự ra đời của Luật Căn cước công dân và Luật
Hộ tịch có thể coi là bước ngoặt trong lịch sử ngành tư pháp, tạo cơ
sở pháp lý cho việc lập số định danh cá nhân cho mỗi công dân, bảo đảm tính
khoa học, tính khả thi, căn cứ vào yêu cầu quản lý và phù hợp thực tiễn. Muốn
thực hiện tốt Luật Hộ tịch và Luật Căn cước công dân thì đòi hỏi
công chức Tư pháp – hộ tịch cấp xã không ngừng nâng cao kỹ năng về tin
học.
2. Yêu cầu về kỹ năng tin học đối với công chức Tư pháp – hộ tịch
cấp xã
Hoạt động của công
chức tư pháp – hộ tịch xã chính là hoạt động cung ứng dịch vụ hành
chính công. Theo nghị định Số: 43/2011/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2011 quy định về việc cung cấp thông tin và dịch
vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông
tin điện tử của cơ quan nhà nước thì cơ quan cung ứng dịch vụ công
có trách nhiệm đăng tải toàn bộ thông tin về dịch vụ công trực tuyến trên Cơ sở
dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính. Thông tin về dịch vụ công trực tuyến
phải được cập nhật, bổ sung, chỉnh sửa kịp thời ngay sau khi có sự thay đổi;
Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước phải có mục “Dịch vụ công trực
tuyến” thông báo danh mục các dịch vụ hành chính công và các dịch vụ công trực
tuyến đang thực hiện và nêu rõ mức độ của dịch vụ. Như vậy, trách nhiệm của
công chức Tư pháp – hộ tịch là cung cấp
thông tin, công khai thủ tục hành chính, cập nhật kịp thời nội
dung liên quan đến hoạt của mình lên website của xã để mọi người dân
nắm được.
Về trình độ tin học của công chức
tư pháp – hộ tịch: Theo thông tư 06/2012/TT-BNV về chức trách, tiêu
chuẩn cụ thể và nhiệm vụ của công chức cấp xã thì yêu cầu trình
độ tin học văn phòng của công chức đạt trình độ A trở lên. Trình độ A là trình độ
căn bản và tối thiểu ai cũng phải học. Đạt được trình độ A, công chức cnắm được khái niệm cơ bản về tin
học như khái niệm về thông tin, bit, byte, về hệ thống xử lí thông tin;áoạn thảo
văn bản;ấn toàn dữ liệu; virus và cách phòng chống...
Mặc dù vậy, không
phải công chức Tư pháp – hộ tịch nào cũng nắm được hết những kỹ
năng này do ít sử dụng hoặc do phương tiện máy móc trang thiết bị
chưa đáp ứng yêu cầu. Nhiều xã trên địa bàn tỉnh Nam Định chưa cung
cấp đầy đủ máy tính cho công chức làm việc do kinh phí không có, có
xã phải lấy kinh phí mua máy tính từ nguồn tài trợ của doanh nghiệp
địa phương. Cơ sở vật chất khó khăn phần nào khiến cho công chức cấp
xã nói chung, công chức Tư pháp – hộ tịch nói riêng không rèn luyện
được kỹ năng tin học, không sử dụng thành thạo và phát triển được
hệ thống mạng thông tin nội bộ. Tuy nhiên với sự ra đời của Luật Căn
cước công dân và Luật Hộ tịch các thông tin hộ tịch của người dân sẽ phải
được cập nhật, quản lý tập trung, thống nhất; các bộ, ngành, địa phương trong
đó có công chức Tư pháp – hộ tịch có thể lấy thông tin công dân từ cơ sở
dữ liệu quốc gia về dân cư để giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, khắc
phục được tình trạng không thống nhất về thông tin cá nhân trên hồ sơ, giấy tờ
cũng như trong các cơ sở dữ liệu có liên quan. Muốn thực hiện các thủ tục này đòi
hỏi công chức Tư pháp – hộ tịch phải hoàn thiện kỹ năng tin học.
3. Hoàn thiện kỹ năng
tin học đối với công chức Tư pháp – hộ tịch hiện nay
Luật Căn cước công dân
và Luật Hộ tịch cũng có nhiều quy định nhằm hạn chế sai sót, vi phạm có thể
xảy ra trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch như quy định chặt chẽ hơn về
tiêu chuẩn công chức làm công tác hộ tịch; bổ sung những hành vi bị nghiêm cấm
trong đăng ký và quản lý hộ tịch, đặc biệt là nghiêm cấm người có thẩm quyền
quyết định đăng ký hộ tịch thực hiện việc đăng ký hộ tịch cho bản thân hoặc
người thân thích; quy định Giấy tờ hộ tịch được cấp cho trường hợp đăng ký hộ
tịch vi phạm quy định của Luật không có giá trị và phải thu hồi, hủy bỏ…Làm
thế nào để đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác hộ tịch hiện nay bảo đảm
được yêu cầu công việc khi Luật mới có hiệu lực thi hành, đặc biệt là đội ngũ
cán bộ xã, phường?
Trước hết, Bộ Tư pháp
cần có kế hoạch rà soát, bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch và kiện toàn đội ngũ công
chức Tư pháp - hộ tịch, đặc biệt là kỹ
năng tin học, kỹ năng bảo mật thông tin.
Thứ hai, công chức Tư pháp – hộ tịch không ngừng tự
học tự rèn luyện phấn đấu, nâng cao trình độ tin học của mình, sử
dụng thành thạo máy tính. Dự kiến từ nay đến năm 2016, phải chuẩn hóa đội
ngũ này và đến trước ngày 1/1/2020 phải hoàn thành việc đào tạo lại đối với
toàn bộ đội ngũ công chức Tư pháp – hộ tịch.
Thứ ba, Nhà nước cần
đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ cho công việc của công chức tư pháp
hộ tịch như hệ thống máy tính chất lượng cao, tốc độ đường truyền
mạng thông tin mạnh.
Thứ tư, hoạt động của
công chức Tư pháp – hộ tịch cần được kiểm soát chặt chẽ trên mạng
thông tin nội bộ, kỹ năng bảo mật thông tin, tránh rò rỉ thông tin quan
trọng của công dân. Vì việc tin học hóa hành chính cũng có thể đem lại nhiều bất
lợi. Để bảo vệ sự riêng tư và thông tin mật của dữ liệu sẽ phải có các biện
pháp bảo mật để chống các sự tấn công, xâm nhập, ăn cắp dữ liệu từ bên ngoài.
Như vậy, yêu cầu hoàn
thiện kỹ năng tin học cho cán bộ, công chức nói chung, công chức Tư
pháp – hộ tịch xã nói riêng là tất yếu trong giai đoạn hiện nay khi
mà nhà nước ta đang triển khai xây dựng Chính phủ điện tử nhằm nâng cao chất lượng
hoạt động của bộ máy chính quyền từ trung ương tới cơ sở, đơn giản hóa các thủ
tục và tăng tính hiệu quả của quá trình xử lý công việc./.
|