Nguyễn
Thanh Vân - Phó trưởng khoa Xây dựng Đảng
Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ
tịch Hồ Chí Minh, toàn dân Việt Nam đã đồng loạt vùng dậy tiến hành cuộc cách mạng
Tháng Tám năm 1945 giành thắng lợi, lập nên nhà nước công - nông đầu tiên ở
Đông Nam Á, nhà nước của dân, do dân, vì dân, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do
cho dân tộc Việt Nam. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một trang lịch sử hào
hùng, một mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt
Nam.
Tầm vóc vĩ đại của cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Bằng thắng lợi của cuộc Cách mạng này, nhân dân Việt Nam đã đập tan ách phát
xít Nhật, lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp gần 100 năm, xoá bỏ chế độ
phong kiến hàng nghìn năm đưa đất nước bước sang kỷ nguyên mới, độc lập dân tộc
và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đó là kinh nghiệm lịch sử, bài học
to lớn bao trùm của cách mạng Việt Nam. Độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội là một sự lựa chọn duy nhất đúng đắn của nhân dân ta. Con đường
này đã được mở ra từ khi có Đảng Cộng sản. Cuộc cách mạng Tháng Tám năm 1945 là
bước thắng lợi đầu tiên của con đường này. Từ cuộc cách mạng Tháng Tám năm 1945
nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng tiếp tục hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội suốt 30 năm ròng, cho đến tháng 4/1975,
Tổ quốc được hoàn toàn độc lập, đất nước thống nhất, nhân dân được tự do. Sau năm 1975 mục tiêu của Đảng
ta là giữ vững nền độc lập dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội trong cả nước đã
được chuẩn bị từ cuộc cách mạng Tháng Tám. Tiếp đến Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khoá VII họp từ ngày 16 đến 23-1-1995 đã ra Nghị quyết về
“Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính”. Tại Hội nghị này, Trung ương Đảng
thảo luận và giao cho Bộ Chính trị ra nghị quyết về công tác tư tưởng. Tiếp thu
ý kiến của Trung ương, ngày 18-2-1995, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 09-NQ/TƯ về
“Một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay” trong đó có độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn, là một
trong những định hướng quan trọng của công tác tư tưởng, đặc biệt trong tình
hình hiện nay, khi mà sự nghiệp đổi mới đang được triển khai trên quy mô rộng lớn
bao quát mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đang ra sức phát huy mọi nguồn lực để
thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bước phát triển mới của cách
mạng Việt Nam
đang đặt nước ta trước những thời cơ và vận hội lớn đồng thời cả những thách thức
và nguy cơ không thể xem thường. Trong tình hình hiện nay, Đảng Cộng
sản Việt Nam
vẫn kiên định con đường độc lập dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đây là tư
tưởng nổi bật, là nét chủ đạo xuyên suốt hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, là sự
nhất quán, triệt để của Hồ Chí Minh và của Đảng trong suốt quá trình cách mạng
nước ta. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã vạch ra đường lối của cách mạng Việt Nam. Đó là con
đường cách mạng dân tộc dân chủ. Đó là con đường cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân do giai cấp công nhân và Đảng tiên phong lãnh đạo, tiến tới cách mạng xã hội
chủ nghĩa, gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, đặt cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân trong quỹ đạo cách mạng vô sản, đưa Việt Nam tiến tới chủ
nghĩa xã hội không qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ
Cách mạng Tháng Tám 1945 đến kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ,
thống nhất Tổ quốc và cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội đã cho thấy giương cao
ngon cờ độc lập dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội, gắn liền với mục tiêu ấy
đã tạo nên sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại đặt cách mạng Việt
Nam vào quỹ đạo vận động và phát triển phù hợp với thời đại và xu hướng lịch sử
nhân loại. Trong thời đại ngày nay, trước sự
lựa chọn đi lên chủ nghĩa tư bản hay đi lên chủ nghĩa xã hội thì sự lựa chọn
đúng đắn, sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam là chủ
nghĩa xã hội. Ngày nay, đó là một chủ nghĩa xã hội đổi mới để phát triển. Đổi mới
trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, trên cơ sở lập trường
quan điểm của giai cấp công nhân, thấm nhuần tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo,
chống giáo điều, chống cơ hội, chống chủ nghĩa xét lại, chống những thành kiến
dân tộc hẹp hòi, biệt phái. Đó chính là đổi mới trên cơ sở giữ vững định hướng
xã hội chủ nghĩa, thể hiện đúng tinh thần và phương pháp của chủ nghĩa Mác-Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đổi mới theo tinh thần và nguyên tắc đó sẽ đảm bảo cho
chúng ta đi tới mục tiêu: Giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng thành công chủ
nghĩa xã hội. Vì vậy trong tiến trình đổi mới trên tất cả các lĩnh vực hoạt động,
phải nắm chắc hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa, gắn liền xây dựng chủ nghĩa xã hội với bảo vệ Tổ quốc,
giữ gìn thành quả cách mạng mà nhân dân ta đã phải hy sinh máu xương mới giành
được. Tiến tới chuẩn bị Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam và tổng kết 30 năm đổi mới từ
năm 1986 đến nay. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đang
tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong bối
cảnh quốc tế có những diễn biến phức tạp, cách mạng khoa học và công nghệ có bước
tiến nhảy vọt, tác động đến tình hình kinh tế, chính trị - xã hội, quan hệ quốc
tế. Vấn đề toàn cầu hoá về mặt kinh tế ngày càng phát triển mạnh vừa có tích cực,
vừa có mặt tiêu cực. Đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp vẫn diễn ra gay gắt
với những biểu hiện mới, hình thức mới. Các nước lớn và quan hệ giữa các nước lớn
là nhân tố quan trọng tác động đến sự phát triển thế giới. Khu vực Châu Á -
Thái Bình Dương và Đông Nam Á tiếp tục phát triển năng động. Đặc biệt, trong nước
chúng ta đang phải tiếp tục đấu tranh để từng bước loại bỏ “một trong bốn nguy cơ” mà Đảng ta cảnh
báo được xác định trong Hội nghị khoá VII giữa nhiệm kì (1/1994). Nhất là sự chống
phá quyết liệt của các thế lực thù địch bằng chiến lược “Diễn biến hoà bình” cùng những diễn biến phức tạp, khó lường về
tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Trong bối cảnh đó, hơn bao giờ hết toàn Đảng,
toàn dân và toàn quân càng phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và quản lý thống
nhất của nhà nước. Trên cơ sở đó, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại,
phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, không
ngừng tăng cường thế và lực của đất nước để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ
chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để không ngừng nâng cao năng lực
lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phải thường xuyên chăm lo xây dựng Đảng
theo Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) gắn với thực hiện Chỉ thị số 03- CT/TWcủa
Bộ Chính trị (khoá XI) về: “Tiếp tục đẩy
mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Trọng tâm là
xây dựng các tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh và xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất
là cán bộ cấp chiến lược có phẩm chất, năng lực ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ
trong tình hình mới. Trong quá trình xây dựng Đảng phải gắn chặt giữa “xây” và
“chống”; chủ động đấu tranh làm thất bại âm mưu, hành động “tự diễn biến”, “tự
chuyển hoá” nội bộ ta của các thế lực thù địch; đồng thời ngăn chặn, đẩy lùi
tham nhũng, tích cực và những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức
lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Giữ vững nguyên tắc trong mọi hoạt
động lãnh đạo của Đảng, tăng cường công tác kiểm tra giám sát, đổi mới phương
thức lãnh đạo và có cơ chế, hình thức tổ chức phù hợp để nhân dân tham gia xây
dựng Đảng, kiến tạo đường lối, mà trực tiếp tới đây là đóng góp ý kiến vào dự
thảo văn kiện trình Đại hội XII nhằm bảo đảm đường lối, quan điểm của Đảng thực
sự kết tinh trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân. Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân
dân, gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với tất cả các
lĩnh vực nhất là quốc phòng - an ninh, bảo vệ Tổ quốc. Trong đó trọng tâm là kiện
toàn tổ chức bộ máy các cơ quan quản lý Nhà nước theo hướng tinh gọn, hiệu quả
và nâng cao phẩm chất, năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức đảm bảo ngang tầm
yêu cầu quản lý đất nước trong tình hình mới. Quán triệt quan điểm của Đảng về
đại đoàn kết toàn dân tộc, tiếp tục củng cố, phát huy sức mạnh đại đoàn kết
toàn dân tộc đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh tình
hình quốc tế và trong nước có những biến động mới. Thực hiện có hiệu quả cơ chế,
chính sách về đại đoàn kết toàn dân tộc, giải quyết hài hoà lợi ích của các
thành viên trong xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân, nhất là đồng bào tôn giáo, dân tộc ở vùng sâu, vùng biên giới, biển,
đảo có nhiều khó khăn. Qua đó tăng cường mối quan hệ máu thịt và lòng tin của
nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Đẩy mạnh xây dựng lực lượng vũ
trang nhân dân, nhất là Quân đội nhân dân và Công an nhân dân “cách mạng, chính
quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại” có chất lượng tổng hợp cao, làm nòng cốt
cho toàn dân trong sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân
dân vững mạnh, đáp ứng yêu cầu bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất
toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, tạo môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất
nước.
Cách mạng tháng Tám đã để lại những
bài học lịch sử quý báu, soi sáng các chặng đường cách mạng Việt Nam. Đó là bài
học giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; xác định và kết hợp
đúng đắn các nhiệm vụ chiến lược trong từng thời kỳ cách mạng; bài học về phát
động sức mạnh toàn dân tộc; bài học triệt để phương châm: “thêm bạn bớt thù”;
bài học về nghệ thuật khởi nghĩa, nghệ thuật tạo thời cơ và nắm bắt thời cơ;
bài học về xây dựng một Đảng Mác-Lênin có bản lĩnh chính trị vững vàng gắn bó mật
thiết với nhân dân. Giá trị lịch sử và bài học Cách mạng Tháng Tám năm 1945
không chỉ là mốc son chói lọi soi sáng các chặng đường cách mạng Việt Nam mà
còn nguyên vẹn trong thời điểm Việt Nam tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại đất
nước./. |