ThS. Nguyễn Thị Thu Hường
Trưởng khoa Nhà nước và Pháp luật
1. 1. Khái niệm Pháp luật thực hiện dân chủ ở cơ sở
Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã từng khẳng định: "Nước
ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ", nhận thức
đúng và vận dụng sáng tạo tư tưởng này, Đảng ta đã sớm khẳng định mở rộng dân
chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân coi đó vừa là mục
tiêu vừa là động lực của cách mạng, của sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước.
Xây dựng chế độ nhà nước dân chủ với nguyên tắc "Toàn bộ quyền lực nhà nước
thuộc về nhân dân" là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong toàn bộ hoạt động của Đảng
và Nhà nước ta.
Các
quyền dân chủ của nhân dân được ghi nhận trong Hiến pháp và hàng loạt các văn bản
pháp luật khác. Trong các quy định về pháp luật thực hiện dân chủ phải kể đến
việc ban hành và triển khai các quy định về dân chủ ở cơ sở: Ở xã, phường, thị
trấn, cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị có sử dụng
lao động có ý nghĩa quan trọng và đã phát huy tốt vai trò của mình. Cấp cơ sở
là cấp gần dân, sát dân nhất, là nơi trực tiếp tiếp nhận và giải quyết các yêu
cầu, kiến nghị của cá nhân, tổ chức; cơ sở là nơi các cơ quan nhà nước phục vụ
nhân dân, nơi nhân dân thực hiện quyền làm chủ nhà nước, làm chủ xã hội; cơ sở
là nơi thu thập tâm tư nguyện vọng của nhân dân và là một kênh quan trọng để
ban hành mới, sửa đổi, bổ sung các quy định của Đảng và Nhà nước. Thực hiện tốt
pháp luật thực hiện dân chủ ở cơ sở là nền tảng tạo ra nền dân chủ XHCN, phát
huy vai trò của quần chúng nhân dân.
Pháp luật thực
hiện dân chủ ở cơ sở là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước quy định và
thừa nhận các hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp của nhân dân ở cơ
sở trong đó quy định những nội dung công khai để nhân dân biết; nhân dân bàn và
quyết định hoặc tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định;
nhân dân giám sát; trách nhiệm của các cá nhân và tổ chức, cơ quan có liên quan
trong thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Việc triển
khai quy định pháp luật dân chủ ở cơ sở thời gian qua đã chứng tỏ đây là một chủ
trương đúng đắn, hợp lòng dân, đáp ứng được nhu cầu và lợi ích to lớn trực tiếp
của đông đảo quần chúng nhân dân lao động, được nhân dân phấn khởi đón nhận và
tích cực thực hiện, vận động thực hiện, thể hiện tính ưu việt của chế độ dân chủ
xã hội chủ nghĩa. Từ đó người dân đã hiểu rõ hơn về quyền lợi, trách nhiệm và
nghĩa vụ của mình. Cán bộ, đảng viên nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở
có ý thức hơn về dân chủ và tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân. Tuy nhiên,
sau nhiều năm thực hiện, vẫn còn một số địa phương, đơn vị chưa có chuyển biến
nhiều do nhận thức chưa đầy đủ, đúng đắn về pháp luật thực hiện dân chủ ở cơ sở
trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Thực tiễn
cho thấy ở những nơi phong trào yếu kém, cán bộ có khuyết điểm, thiếu trách nhiệm
đều không muốn triển khai thực hiện hoặc triển khai hình thức, qua loa, chiếu lệ,
kiểu làm cho xong việc. Bên cạnh đó cũng có những cán bộ nhiệt tình thực hiện
nhưng do trình độ hạn chế, không nhận thức đúng quy định pháp luật thực hiện
dân chủ ở cơ sở, nên quá trình triển khai, thực hiện còn nhiều khuyết điểm, yếu
kém, chưa đạt yêu cầu và nội dung. Mặt khác còn một bộ phận nhân dân thường chỉ
quan tâm đến quyền lợi nhiều hơn nghĩa vụ, chưa làm tốt nghĩa vụ công dân. Thậm
chí có hiện tượng lợi dụng dân chủ để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.
Trước tình hình đó việc xác định rõ tầm quan trọng của việc triển khai các quy
định pháp luật thực hiện dân chủ ở cơ sở với việc pháp huy vai trò của quần
chúng nhân dân có ý nghĩa lý luận và thực tế.
2. Tầm quan trọng của
việc triển khai pháp luật thực hiện dân chủ ở cơ sở với việc phát huy vai trò của
quần chúng nhân dân
Việc triển
khai các quy định pháp luật thực hiện dân chủ ở cơ sở có tầm quan trọng đặc biệt
trong việc biến những “quy định trên giấy” thành hiện thực hay nói cách khác
đây là việc đưa các quy định pháp luật thực hiện dân chủ vào thực tế đời sống đảm
bảo “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm
tra”
Để cho “dân biết” thì phải công khai, minh bạch các công
việc, các kế hoạch, các chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền,
đoàn thể, cũng như các cơ quan, đơn vị. Dân phải được thông tin đầy đủ, đa chiều.
Những nội dung này đã được thể hiện cụ thể trong các văn bản pháp luật hiện
hành như: Ph¸p lÖnh sè 32/2007/PL-UBTVQH11 của UBTVQH khoá XI ban
hành ngày 20/4/2007 về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Nghị định số
60/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/6/2013 Quy định chi tiết
khoản 3 điều 63 của Bộ Luật Lao động về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở
tại nơi làm việc. Nghị định số 04/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09/01/2015 về
thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự
nghiệp công lập.
Đồng thời với việc xác định nghĩa vụ của lãnh đạo chính quyền, thủ trưởng
cơ quan, đơn vị trong việc đảm bảo nội dung công khai để nhân dân biết là việc
xác định người dân có quyền đòi hỏi được cung cấp thông tin về mọi mặt (trừ các
vấn đề bí mật quốc gia) đặc biệt là những vấn đề liên quan trực tiếp đền quyền
và nghĩa vụ của người dân ở cơ sở như: Về sử dụng công quỹ, thu chi tài chính,
các khoản đóng góp của nhân dân, quyết toàn các công trình xây dựng cơ bản, thu
chi và sử dụng học phí, viện phí…
Dân bàn, dân được tham gia ý kiến vào các chủ trương, chính sách, nhiệm vụ,
công tác chuyên môn, công tác cán bộ của chính quyền, cơ quan, đơn vị; kết quả
ý kiến đóng góp phải được xem xét, cân nhắc khi chính quyền, thủ trưởng cơ
quan, đơn vị quyết định. Hoặc có quy định để nhân dân bàn và quyết định trực tiếp
những loại việc liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân ở cơ sở như các
nguồn thu để huy động sức dân để xây dựng kết cấu hạ tầng, các công trình phúc
lợi, các khoản đóng góp của người dân ở cơ sở…. chính quyền, thủ trưởng cơ
quan, đơn vị tổ chức thực hiện theo ý kiến của đa số có sự kiểm tra, giám sát của
nhân dân.
Để cho “dân bàn” thì các cơ
quan, tổ chức và những người lãnh đạo phải gần dân, “mở lòng” với nhân dân, tôn
trọng và lắng nghe ý kiến nhân dân, thể hiện tinh thần ham học hỏi cầu tiến bộ.
Đấy cũng là tinh thần “thường xuyên và thật
thà tự phê bình và phê bình” của những cán bộ, đảng viên chân chính theo lời
dạy của Bác Hồ. Từ đấy, nhân dân mới được hỏi, được nói, được bàn bạc mọi việc
cho đến thấu lý, vẹn tình. Các nhà lãnh đạo tài giỏi và theo đúng tư tưởng Hồ
Chí Minh bao giờ cũng biết tiếp thu mọi ý kiến của nhân dân rồi gạn lọc đưa vào
các chủ trương, chính sách, biện pháp, nhằm cải tạo đất nước, thúc đẩy xã hội
phát triển.
Dân làm: Người dân chủ động
trong việc bàn bạc và quyết định thực hiện những việc trong khuôn khổ pháp luật
những việc mang tính xã hội hoá.
Để cho “dân làm”, dân hăng hái
tham gia các công việc của đất nước, của địa phương, tham gia quản lý xã hội,
thì phải trên cơ sở “dân biết” và “dân bàn” thấu đáo. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng
nói: “Dễ trăm lần, không dân cũng chịu; khó vạn lần, dân liệu cũng xong”.
Dân không chỉ được “biết”, được “bàn”, được
“làm” mà dân còn phải được “kiểm tra”. Được kiểm tra mọi vấn đề, mọi công việc
của đất nước, của địa phương, cơ quan, đơn vị - là biểu hiện cao nhất của tinh
thần “Dân chủ” thực sự. Từ chủ trương, định hướng của một đường lối, một kế hoạch,
một công việc, một biện pháp tiến hành, cho đến hiệu quả đích thực của các vấn
đề ấy, các cơ quan chức năng phải tạo mọi điều kiện để dân được kiểm tra, chất
vấn, theo dõi, giám sát đến nơi đến chốn.
“Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” là bốn yếu tố cơ bản, quan hệ thống nhất hữu cơ,
biện chứng với nhau trong hệ thống tư tưởng “Dân chủ” của Đảng.
Thực trạng của đất nước hiện
nay, tuy đã thu được nhiều thành quả trong công cuộc đổi mới, nhưng đời sống của
nhân dân còn nhiều khó khăn; nạn tham nhũng còn trầm trọng; trật tự an toàn xã
hội diễn biến phức tạp, nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước còn bị
lạm dụng, bị “biến tướng”;…Do đó, chủ trương “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra” phải thực sự trở thành một chủ trương lớn, một vấn đề lớn, có tính chất
nền tảng và phải được thực thi rộng khắp, có thực chất, để đạt những hiệu quả
rõ rệt, tránh hình thức chủ nghĩa.
Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra là cốt lõi của dân chủ
trong đó có dân chủ ở cơ sở. Muốn pháp luật thực hiện dân chủ ở cơ sở thực sự
là công cụ quan trọng trong việc ghi nhận và bảo đảm việc phát huy vai trò của
quần chúng nhân dân: Cần đẩy
mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến những thông tin cần thiết, kết hợp với việc
nâng cao trình độ hiểu biết về dân chủ của nhân dân, để mọi người có thể đóng
góp có hiệu quả nhất trong xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước; đặc biệt là việc triển khai thực hiện có hiệu quả pháp luật thực
hiện dân chủ ở cơ sở.
Cần triển khai và thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm
tra”; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra nhân dân và phối hợp với các hoạt
động thanh tra của Nhà nước trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, chống
các hành vi vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân.
Cần
tiếp tục đa dạng hoá các hình thức đảm bảo quyền làm chủ của người dân, theo hướng
dân chủ trực tiếp. Trong quá trình lấy ý kiến của nhân dân để xây dựng các chủ
trương, chính sách phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh, cần tổ
chức sao cho phù hợp với trình độ nhận thức, đặc điểm văn hoá và hoàn cảnh sinh
hoạt của các tầng lớp nhân dân.
Trong
giai đoạn hiện nay, mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của
nhân dân là mục tiêu, đồng thời là động lực bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng,
của công cuộc đổi mới. Sau gần hai mươi năm, từ khi pháp luật thực hiện dân chủ
ở cơ sở ban hành được đi vào cuộc sống đã đạt được những kết quả to lớn. Có thể
khẳng định pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở như một luồng gió mới, khơi dậy
tinh thần làm chủ của người dân ở cơ sở, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân ở
cơ sở, làm thoả lòng mong mỏi của quần chúng nhân dân, tạo động lực to lớn cho
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước./. |