banerchinh-ngay14-3-2021
Nhiệt liệt chào mừng 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890-19/5/2025)!
Hỗ trợ trực tuyến
Hội thảo khoa học

NHẬN DIỆN NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ

Những giá trị của nền dân chủ đó ở nước ta đã được hình thành trên cơ sở tiếp thu giá trị tư tưởng CN. Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và trải qua thực tiễn gần 30 năm đổi mới đất nước...

 

ThS. Hoàng Đình Trung

Phó Giám đốc trường Chính trị Trường Chinh

 

Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được xác định vừa mục tiêu vừa là động lực của cách mạng nước ta. Những giá trị của nền dân chủ đó ở nước ta đã được hình thành trên cơ sở tiếp thu giá trị tư tưởng CN. Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và trải qua thực tiễn gần 30 năm đổi mới đất nước. Đến nay, trên cơ sở của nhận thức lý luận và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa chúng ta đang thực hiện quá trình dân chủ hóa hay gọi là thực hành dân chủ, hiện thực hóa những giá trị dân chủ xã hội chủ nghĩa vào trong đời sống xã hội. Quá trình dân chủ hóa đó, đã đem lại cho đời sống chính trị nước ta những chuyển biến tích cực, tạo động lực thúc đẩy sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Quyền làm chủ của nhân dân trong xã hội, đặc biệt là trong quan hệ với Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý được quy định đầy đủ hơn trong hệ thống pháp luật và thực hiện có hiệu quả trong thực tiễn. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng, quá trình dân chủ hóa ở nước ta còn nhiều hạn chế, tồn tại trên nhiều lĩnh vực, kinh tế, chính trị, tư tưởng, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu mở rộng dân chủ, nhất là chủ trương “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” của Đảng. Quyền làm chủ của nhân dân còn bị vi phạm khá phổ biến ở nhiều nơi, nhiều cấp. Tình trạng quan liêu trong hoạt động, chủ quan, duy ý trí trong đưa ra các quyết định lãnh đạo, quản lý của cấp ủy, chính quyền còn diễn ra khá phổ biến, tình trạng này xuống các cấp dưới từ tỉnh đến xã càng thể hiện rõ. Cụ thể như, công tác xây dựng quy hoạch phát triển (khu, cụm công nghiệp ở các địa phương); định hướng và chính sách ưu đãi thu hút đầu tư (công tác cấp phép đầu từ một số dự án phát triển dịch vụ, thương mại ở nhiều tỉnh, thành phố). Từ đó, ảnh hướng không nhỏ đến sản xuất và cuộc sống của nhân dân, gây ra những bức xúc trong nhân dân, làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của cấp ủy và quản lý của chính quyền.

Sự nghiệp cách mạng ở nước ta nói chung, vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả thực hành dân chủ ở nước ta. Từ thực tiễn những năm qua cho thấy, hiệu quả thực hành dân chủ ở nước ta được Đảng, Nhà nước quan tâm đặc biệt và chỉ đạo triển khai quyết liệt. Song vai trò làm chủ của chính nhân dân chưa được thực hiện hiệu quả trở thành nguyên nhân quan trọng. Nhân dân có địa vị người chủ (là chủ) và có vai trò làm chủ (nhân dân làm chủ) trong xã hội. Như vậy, nhân dân không chỉ là người thụ hưởng giá trị dân chủ mà quan trọng hơn là nhân dân là chủ thể tạo dựng và thực hiện các giá trị dân chủ trong xã hội. Với vai trò làm chủ của nhân dân cho thấy, hiệu quả của quá trình dân chủ hóa đến đâu không chỉ phụ thuộc vào hoạt động của Đảng, Nhà nước mà phụ thuộc rất nhiều vào chính người dân. Có thể nói, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong quá trình dân chủ hóa (thực hành dân chủ) là điều kiện có tính quyết định đến xây dựng và triển khai giá trị dân chủ ở nước ta. Đây là nội dung trong những năm qua chưa được các địa phương quan tâm đúng mức. Làm thế nào để động viên nhân dân tham gia tích cực vào quá trình dân chủ hóa? Theo chúng tôi, trước hết cần phải nhận diện những nhân tố nào quyết định đến thái độ, hoạt động của nhân dân trong triển khai giá trị dân chủ là gì?

Dân chủ và giá trị của dân chủ không phải là phạm trù vĩnh viễn mà là phạm trù lịch sử. Dân chủ ra đời cùng với sự phân chia xã hội thành giai cấp, tầng lớp khác nhau và là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp. Dân chủ thực chất phản ánh nội dung của quan hệ sản xuất trong xã hội. Bởi vậy, ngay từ đầu nó bị chi phối và quy định bởi trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trước hết là nền kinh tế xã hội. Nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới phát huy vai trò của nhân dân trong thực hiện dân chủ chính là trình độ phát triển kinh tế. Thực tiễn ở nước ta nói chung và ở Nam Định thông qua thực hiện Quy chế và Pháp lệnh dân chủ cơ sở gắn với xây dựng nông thôn mới đã chứng minh điều đó. Vấn đề là, tại sao ở một số địa phương, ngay cả thành phố nơi có điều kiện kinh tế thuận lợi hơn nhưng ý thức chấp hành pháp luật; ý thức tham gia công việc của chính quyền của nhân dân lại thấp? Cũng từ thực tiễn cho thấy sự phát triển kinh tế tạo điều kiện nâng cao nhận thức và năng lực làm chủ của nhân dân phải là sự phát triển kinh tế bền vững.

Vai trò làm chủ của nhân dân được phát huy đến đâu còn phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của hệ thống chính trị, trước hết là chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Sự công khai minh bạch về thủ tục, quy chế hoạt động của chính quyền và cơ quan quản lý là điều kiện hàng đầu tạo cơ sở và động lực động viên nhân dân tham gia kiểm tra, giám sát đối với hoạt động lãnh đạo, quản lý của cấp ủy và chính quyền, theo dõi và đánh giá thái độ, chất lượng của cán bộ, công chức. Song hơn thế, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Cán bộ là gốc của mọi công việc, chất lượng của cán bộ, công chức, nhất là cán bộ cấp cơ sở nơi trực tiếp tiến hành giao dịch với nhân dân có là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình. Tổng kết quá trình triển khai Quy chế dân chủ ở Nam Định đã chỉ ra nguyên nhân “một bộ phận nhân dân, cán bộ, đảng viên nhất là lãnh đạo, người đứng đầu ở một số địa phương, cơ quan, đơn vị nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ các quan điểm và tư tưởng chỉ đạo của Trung ương   về vai trò, tầm quan trọng cũng như tính cấp bách của việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở”. Cán bộ, đảng viên là những chủ thể trực tiếp tiếp nhận, tuyên truyền và tổ chức thực hiện nội dung Quy chế, Pháp lệnh dân chủ tại địa phương. Ở những địa phương đội ngũ cán bộ có nhận thức đúng về vai trò, tác dụng của triển khai Quy chế và Pháp lệnh dân chủ sẽ chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện từ đó động viên nhân dân tham gia tích cực vào quản lý ở địa phương, vào xây dựng Đảng và chính quyền.

Một nhân tố thuộc về chủ quan của chính nhân dân là trình độ dân trí mà trước hết là mức độ hiểu biết của nhân dân về pháp luật, chính sách của nhà nước, của địa phương. Nhân dân muốn là chủ trước hết phải biết làm chủ, tức là phải biết mình có quyền gì và thực hiện quyền đó như thế nào? Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra: Chúng ta phải làm cho nhân dân biết hưởng quyền làm chủ của mình. Trong những năm qua, trong cả nước, cụ thể trên địa bàn tỉnh Nam Định những điểm nóng chính trị như Nghĩa Hải- Nghĩa Hưng, Hải Vân, Hải Lý - Hải Hậu về vấn đề giáo dân và chính quyền có nguyên nhân lớn đó là nhân dân chưa hiểu về chính sách quản lý đất đai và quản lý hoạt động tôn giáo. Dẫn tới, vi phạm từ phía nhân dân. Tuy nhiên, ở đây cũng phải nói tới công tác tuyên truyền, vận động quần chúng của cấp ủy, đoàn thể nhân dân chưa tốt, việc tiếp cận và giải quyết của chính quyền chưa khéo léo, mang nặng tính hành chính đối với quan hệ có tính nhạy cảm.

Có thể khẳng định, phát huy vai trò của nhân dân trong thực hiện dân chủ, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ xã hội, trong đó có Đảng và Nhà nước phụ thuộc vào nhiều nhân tố. Song sự phát triển kinh tế bền vững, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh và trình độ dân trí là ba nhân tố cơ bản, ảnh hưởng trực tiếp. Phải nhận thức rằng, bên cạnh đó các nhân tố về văn hóa, tôn giáo cũng là những nhân tố ảnh hưởng. Để phát huy vai trò của nhân dân trong thực hiện dân chủ, để nhân dân thực hiện hiệu quả vai trò làm chủ, chúng ta cần tập trung nghiên cứu và xây dựng những giải pháp nhằm cải thiện ba nhân tố cơ bản trên. Trong đó, tuyên truyền chủ trương của Đảng, giáo dục pháp luật, chính sách của Nhà nước và địa phương nhằm nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân có ý nghĩa quan trọng hàng đầu./.

(Nguồn: Khoa Lý luận MLN,TT HCM - Ngày 01/12/2015)

Thông tin khác

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÓ TÍNH LÝ LUẬN VỀ DÂN CHỦ VÀ THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ
TRÁCH NHIỆM CẤP ỦY, CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ TRONG VIỆC NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN VỚI THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ
VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG THỰC HIỆN DÂN CHỦ CẤP XÃ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
NHỮNG KẾT QUẢ CHỦ YẾU TRONG QUÁ TRÌNH NÂNG CAO VAI TRÒ QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN VỚI THỰC HIỆN DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở NAM ĐỊNH
CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ DÂN CƯ VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU CĂN CƯỚC CÔNG DÂN THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CĂN CƯỚC CÔNG DÂN NĂM 2014
KHÁI QUÁT MỘT SỐ QUY ĐỊNH MỚI CỦA LUẬT HỘ TỊCH VÀ LUẬT CĂN CƯỚC CÔNG DÂN 2014
QUY ĐỊNH VỀ ĐĂNG KÍ SỰ KIỆN HỘ TỊCH VÀ THẨM QUYỀN CỦA CÔNG CHỨC TƯ PHÁP - HỘ TỊCH CẤP XÃ
HOÀN THIỆN KỸ NĂNG TIN HOC CỦA CÔNG CHỨC TƯ PHÁP - HỘ TỊCH CẤP XÃ HIỆN NAY
QUY ĐỊNH VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU HỘ TỊCH TRONG LUẬT HỘ TỊCH 2014
CẤP LẠI GIẤY KHAI SINH - VẤN ĐỀ CHƯA ĐƯỢC QUY ĐỊNH TRONG LUẬT HỘ TỊCH
TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG CHỨC TƯ PHÁP - HỘ TỊCH TRONG TRIỂN KHAI LUẬT HỘ TỊCH 2014
NHỮNG NHIỆM VỤ ĐẶT RA ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC TƯ PHÁP - HỘ TỊCH CẤP XÃ THEO QUY ĐỊNH TRONG LUẬT HỘ TỊCH NĂM 2014
BÁO CÁO ĐỀ DẪN HỘI THẢO KHOA HỌC NHÂN KỶ NIỆM 70 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG TÁM VÀ QUỐC KHÁNH 2/9
CÁCH MẠNG THÁNG TÁM - MỐC SON LỊCH SỬ MỞ RA KỶ NGUYÊN ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ TIẾN LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM CẦM QUYỀN 70 NĂM QUA - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Lịch giảng dạy
Hoạt động tiêu biểu
BithuTinhuy
hoithaocapbo2022
hoithaokllcs
giaoluubongda
camhoa
Trường Chính trị Trường Chinh
Địa chỉ: Số 39 Đường Vị Xuyên - TP.Nam Định
Điện thoại: 0228.3649222 - Fax: 0228.3642530 - Hotline 24/7: 
Website: www.truongchinhtritruongchinhnd.gov.vn - Email: chinhtrinamdinh@gmail.com