STT
|
NỘI DUNG THAM LUẬN
|
Trang
|
1
|
Báo cáo đề dẫn Hội thảo khoa học: “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị thực tiễn đối với cách mạng Việt Nam”
|
1
|
|
TS. Đới Văn Tặng - Trưởng khoa Xây dựng Đảng
|
|
2
|
Phát huy sức mạnh nhân dân trong chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định hiện nay
|
6
|
|
TS. Hoàng Đình Trung - Giám đốc trường Chính trị Trường Chinh
|
|
3
|
Phát huy sức mạnh đại đoàn kết trong chiến dịch Điện Biên Phủ và ý nghĩa của nó trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay
|
11
|
|
Đồng chí Hồ Quang - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nam Định
|
|
4
|
Công tác tư tưởng của Đảng thời kỳ chống thực dân Pháp (1946-1954) và vấn đề nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng hiện nay
|
16
|
|
Đồng chí Nguyễn Minh Thắng - UVBTV, Trưởng Ban Tuyên giáo, Giám đốc Trung tâm BDCT thành phố Nam Định
|
|
5
|
Sách lược lựa chọn thời cơ trong chiến dịch Điện Biên Phủ và sự vận dụng sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ hội nhập hiện nay
|
21
|
|
PGS.TS. Trần Đức Minh - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Nam Định
|
|
6
|
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Đỉnh cao của nghệ thuật chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng
|
30
|
|
ThS. Lê Thị Như Hoa - Phó Giám đốc trường Chính trị Trường Chinh
|
|
7
|
Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong chiến dịch Điện Biên Phủ và sự vận dụng sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước
|
35
|
|
Đồng chí Nguyễn Kim Chiến - Trưởng phòng Lịch sử
Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Nam Định
|
|
8
|
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử mang tính thời đại
|
44
|
|
Đồng chí Phạm Phú Thiệm - Phó Chủ tịch, Tổng thư ký
Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Nam Định
|
|
9
|
Công tác dân vận của Đảng trong chiến dịch Điện Biên Phủ và ý nghĩa đối với công tác dân vận hiện nay
|
50
|
|
Đồng chí Nguyễn Thành Đặng - Phó Giám đốc Trung tâm BDCT Ban Tuyên giáo Thành uỷ Nam Định
|
|
10
|
Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và bài học về cuộc kháng chiến toàn dân toàn diện, xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng trong chiến tranh giải phóng dân tộc
|
55
|
|
Đồng chí Nguyễn Quang Hoạt - Hội Cựu chiến binh tỉnh Nam Định
|
|
11
|
Đường lối, phương châm kháng chiến giành thắng lợi của Đảng trong chiến dịch Điện Biên Phủ - Giá trị xuyên suốt cách mạng Việt Nam
|
65
|
|
TS. Đới Văn Tặng - Trưởng khoa Xây dựng Đảng
|
|
12
|
Giá trị thực tiễn công tác dân vận trong chiến dịch Điện Biên Phủ của Đảng Cộng sản Việt Nam
|
70
|
|
Đồng chí Nguyễn Thị Dung - Trưởng khoa Dân vận
|
|
13
|
Đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ và ngoại giao Việt Nam hiện nay
|
75
|
|
ThS. Nguyễn Thanh Vân - Phó Trưởng khoa Xây dựng Đảng
|
|
14
|
Tiếp tục phát huy những bài học từ chiến thắng Điện Biên Phủ vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay
|
81
|
|
ThS. Đàm Cao Thượng - Giảng viên khoa Xây dựng Đảng
|
|
15
|
Những đóng góp sức người, sức của của quân và dân Nam Định trong chiến dịch Điện Biên Phủ
|
86
|
|
ThS. Trần Thị Huyền Nga - Giảng viên khoa Xây dựng Đảng
|
|
16
|
Phát huy bài học đoàn kết quốc tế của chiến thắng Điện Biên Phủ trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay
|
91
|
|
ThS. Lương Thị Dinh - Giảng viên khoa Xây dựng Đảng
|
|
17
|
Lấy dân làm gốc - Bài học trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ
|
95
|
|
Đồng chí Trần Khánh Vân - Giảng viên khoa Xây dựng Đảng
|
|
18
|
Giá trị lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ với việc giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hiện nay
|
101
|
|
Đồng chí Phạm Thị Hoa - Giảng viên khoa Xây dựng Đảng
|
|
Báo cáo đề dẫn Hội thảo
CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ - GIÁ TRỊ THỰC TIỄN
ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM
TS. ĐỚI VĂN TẶNG
Trưởng khoa Xây dựng Đảng
Kính thưa các đồng chí lãnh đạo các Ban Xây dựng Đảng Tỉnh ủy;
Kính thưa các quý vị đại biểu;
Thưa các nhà khoa học và các đồng chí!
Cách đây vừa tròn 65 năm, ngày 7-5-1954 Chiến dịch Điện Biên Phủ đã kết thúc toàn thắng. Chiến thắng Điện Biên Phủ là mốc son lịch sử chói lọi của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX, chấm dứt hoàn toàn ách xâm lược của thực dân Pháp trên đất nước ta và các nước trên bán đảo Đông Dương. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là dấu mốc bằng vàng. Đó là thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta, mà cũng là thắng lợi chung của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Chiến thắng Điện Biên Phủ càng làm sáng ngời chân lý của chủ nghĩa Mác-Lênin trong thời đại ngày nay: “chiến tranh xâm lược của bọn đế quốc nhất định bị thất bại, cách mạng giải phóng của các dân tộc nhất định thành công”[1].
Thực hiện Hướng dẫn số 75-HD/BTGTW ngày 03/12/2018 của Ban Tuyên giáo Trung ương về tuyên truyền, kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2019; Hướng dẫn số 76-HD/BTGTU ngày 28/3/2019 của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ về công tác tuyên truyền quý II năm 2019. Đồng thời để góp phần thiết thực kỷ niệm 65 năm sự kiện lịch sử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng này đối với tiến trình phát triển của dân tộc Việt Nam, hôm nay, Trường Chính trị Trường Chinh tỉnh Nam Định tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Chiến thắng Điện Biên Phủ - giá trị thực tiễn đối với cách mạng Việt Nam”. Đây là dịp để chúng ta nhận thức đầy đủ hơn về những giá trị to lớn và ý nghĩa lịch sử sâu sắc của chiến thắng Điện Biên Phủ đối với dân tộc ta cũng như phong trào đấu tranh của các dân tộc bị áp bức trên thế giới trong thế kỷ XX; là dịp gặp gỡ, trao đổi học thuật giữa các nhà khoa học, các nhà lãnh đạo thực tiễn trong tỉnh với cán bộ, giảng viên của Nhà trường nhằm nâng cao nhận thức khoa học và phát hiện những tư liệu mới về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
Trước hết, thay mặt Ban tổ chức Hội thảo, tôi xin nhiệt liệt chào mừng các đồng chí lãnh đạo các Ban xây dựng Đảng Tỉnh ủy, Ủy ban MTTQ, Hội CCB, Hội KHLS Việt Nam tỉnh Nam Định, lãnh đạo Ban Tuyên giáo Thành ủy Nam Định, các quý vị đại biểu và các nhà khoa học cùng các đồng chí. Chúc quý vị và các đồng chí mạnh khỏe, hạnh phúc. Chúc Hội thảo thành công tốt đẹp!.
Kính thưa các vị đại biểu, các nhà khoa học và các đồng chí!
Ban Tổ chức Hội thảo đã nhận được 17 bài viết tham luận tại Hội thảo và nhiều bài đăng ký của các giảng viên từ các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn, các nghiên cứu viên ở một số địa phương khác. Qua nội dung các bài viết tham luận, nhìn chung các tác giả đã đề cập nhiều khía cạnh liên quan đến chiến thắng lịch sử này như: bối cảnh lịch sử; vai trò lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp; ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ đối với dân tộc và thời đại; sự tương tác giữa lực lượng vũ trang trên mặt trận Điện Biên Phủ với nhân dân ở hậu phương trên cả nước, cũng như các dân tộc anh em Lào và Campuchia.
Để giúp Hội thảo có cái nhìn tổng quát về nội dung các báo cáo tham luận khoa học, chúng tôi xin nhóm thành những nội dung lớn sau đây:
Một là, về tóm tắt khái lược hoàn cảnh lịch sử, nhiều tác giả đã đặt chiến dịch Điện Biên Phủ trong bối cảnh lịch sử rộng lớn của nó vào giữa những năm 50 của thế kỉ XX. Xuất phát từ những lợi ích về nguồn tài nguyên, nhân lực, thị trường, và lợi nhuận, hơn hết là vị trí địa chiến lược của Việt Nam và Đông Dương, trải qua 9 năm tiến hành tái chiến tranh xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp ngày càng lâm vào khủng hoảng, bế tắc. Trước tình hình đó, Chính phủ Pháp có sự giúp đỡ của Mỹ đã đề ra kế hoạch Nava - kế hoạch quân sự cuối cùng và lớn nhất của Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương với hy vọng xoay chuyển cục diện chiến tranh nhằm đi đến kết thúc chiến tranh theo hướng có lợi cho Pháp. Tuy nhiên, kế hoạch này đã không thực hiện được theo ý đồ và thực dân Pháp đã quyết định chọn Điên Biên Phủ làm điểm quyết chiến lược với quân đội Việt Minh, rốt cuộc chúng đã đón nhận thất bại thảm hại và cúi đầu ngồi vào bàn ký kết Hiệp định Giơnevơ chấm dứt chiến tranh xâm lược ở nước ta.
Hai là, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp nói chung và chiến dịch Điện Biên Phủ nói riêng, nhiều tác giả đã chỉ ra hai thành tố chính: Thứ nhất, về vai trò lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến. Vai trò này được thể hiện trong việc vạch ra đường lối kháng chiến, phương châm tác chiến, đặc biệt là, công tác chính trị - tư tưởng, công tác dân, binh vận, công tác xây dựng hậu phương và huy động các nguồn lực cho cuộc kháng chiến. Đồng thời cũng nêu lên vai trò cá nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong quyết định thay đổi cách đánh trận quyết chiến chiến lược cuối cùng. Thứ hai, là sự phối hợp của các chiến trường và sự tham gia của toàn dân vào cuộc kháng chiến chống Pháp. Nhiều tác giả đã viết: “Điện Biên Phủ là sự hội tụ tài năng, trí tuệ các nhà lãnh đạo của Đảng dưới sự chỉ dẫn và động viên của Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Để có được thắng lợi tại Điện Biên Phủ, ngoài sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, không thể không nói đến sự thay đổi phương châm tác chiến, gắn liền với tên tuổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã quyết định chuyển từ“đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, thắng chắc”, một “quyết định đầy sáng tạo, khoa học” của Đại tướng.
Làm tốt công tác chính trị tư tưởng là một trong những nhân tố hàng đầu tạo nên chiến thắng Điện Biên Phủ. Để có được “Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt; Máu trộn bùn non; Gan không núng; Chí không mòn”, công tác chính trị, tư tưởng, đã làm cho cán bộ, chiến sĩ thông suốt nhiệm vụ, tin tưởng vào sự tất thắng của cách mạng chính nghĩa, củng cố quyết tâm, ý chí chiến đấu, nêu cao tinh thần vượt gian khổ, khó khăn của bộ đội và tinh thần tích cực phục vụ tiền tuyến của các anh chị em dân công ở hậu phương. Theo các tác giả, thành công của công tác chính trị, tư tưởng là đã đưa được đường lối kháng chiến “toàn dân” của Đảng thấm nhuần vào các tầng lớp nhân dân, không phân biệt dân tộc, tôn giáo đã tham gia tích cực vào cuộc kháng chiến chống Pháp trên nhiều phương diện. Chính từ thế trận lòng dân, sự ủng hộ đóng góp của nhân dân mà chúng ta đã có được một hậu phương vững mạnh, đủ sức đáp ứng mọi yêu cầu của cuộc kháng chiến, đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp nói chung và chiến thắng Điện Biên Phủ nói riêng còn có sự phối hợp của quân và dân ba nước Đông Dương. Trong cuộc chiến Đông - Xuân 1953-1954, quân dân 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia đã sát cánh cùng nhau chiến đấu chống kẻ thù chung. Do đó,“chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của sức mạnh tổng hợp được kết tinh từ nhiều yếu tố, trong đó có sự đóng góp, chung sức của nhân dân ba nước Đông Dương, đặc biệt là liên minh chiến đấu Việt - Lào. Sự liên minh đó dựa trên nền tảng của chủ nghĩa yêu nước chân chính và tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng, hoàn toàn tự nguyện, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau vì sự nghiệp chống kẻ thù chung Pháp - Mỹ xâm lược, bảo vệ nền độc lập của hai dân tộc Việt - Lào anh em”.
Ba là, về ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ, các tác giả nêu rõ: “Chiến thắng Điện Biên Phủ là kết tinh những giá trị truyền thống của dân tộc” hay “Điện Biên Phủ góp phần nâng cao vị thế Việt Nam ngang tầm thời đại” hay “Điện Biên Phủ cổ vũ dân tộc Việt Nam tiếp tục giành những thắng lợi to lớn trong sự nghiệp đổi mới” và “Điện Biên Phủ góp phần tích cực vào phong trào giải phóng các dân tộc bị áp bức trên thế giới”. Bởi đó là, “chiến thắng của khát vọng độc lập, tự do, hòa bình và tiến bộ xã hội”.
Kính thưa các quý vị và các đồng chí!
Sự phân chia nội dung các tham luận ra những chủ đề nói trên chỉ là tương đối. Do tầm vóc vĩ đại của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhiều vấn đề liên quan đến chiến thắng này chắc chắn sẽ còn được các nhà nghiên cứu quan tâm thảo luận trong Hội thảo. Theo tinh thần trên, thay mặt Ban Tổ chức Hội thảo, tôi trân trọng đề nghị các vị đại biểu, các nhà khoa học tập trung đi sâu nhằm làm sáng tỏ hơn nữa những nội dung sau:
- Chiến thắng Điện Biên Phủ là sự kết tinh của nhiều nhân tố, trong đó quan trọng nhất là sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; của chủ nghĩa yêu nước, tinh thần cách mạng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam, của ý chí quyết chiến, quyết thắng và sức mạnh của quân đội nhân dân, lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.
- Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ mang tầm vóc thời đại, không chỉ là sự kết thúc thắng lợi một cuộc kháng chiến chống xâm lược của nhân dân Việt Nam, mà còn là sự kiện khởi đầu cho một cao trào của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa đứng lên đấu tranh thoát khỏi ách nô dịch của chủ nghĩa thực dân trong lịch sử thế giới.
- Bài học thực tiễn và sức sáng tạo trong chiến thắng Điện Biên Phủ. Đó là sự gắn lý luận với thực tiễn; xuất phát từ thực tiễn, phân tích, phát hiện, nắm bắt đúng đắn những xu hướng phát triển mới, ứng phó với những biến động nhanh và phức tạp của tình hình thế giới và trong nước.
- Bài học của chiến thắng Điện Biên về tiến hành một cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện; về xây dựng hậu phương vững chắc, đóng góp sức người, sức của, bảo đảm mọi điều kiện cần thiết cho chiến trường; về nghệ thuật quân sự Việt Nam; về phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc mà nòng cốt là liên minh giai cấp công nhân - nông dân - trí thức.
- Chiến thắng Điện Biên Phủ mở ra giai đoạn cách mạng mới cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN và hội nhập quốc tế.
Kính thưa các quý vị và các đồng chí!
Tinh thần bất diệt của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ mãi mãi là niềm tự hào của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, trong đó có cán bộ, giảng viên của trường chính trị, là nguồn sức mạnh tiếp sức cho dân tộc ta giành những thắng lợi mới trên chặng đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, sánh vai với cường quốc năm châu trong hội nhập quốc tế.
Chúc các vị đại biểu khách quý, các nhà khoa học và các đồng chí sức khỏe - hạnh phúc , chúc hội thảo thành công!
Xin trân trọng cảm ơn!
[1] Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 11, Nxb Chính trị Quốc gia, H.2000, tr 220
|