banerchinh-ngay14-3-2021
Nhiệt liệt chào mừng 68 năm ngày thành lập trường chính trị trường chinh (09/6/1956 – 09/6/2024)!
Hỗ trợ trực tuyến
Nghiên cứu trao đổi

TỈNH NAM ĐỊNH NỖ LỰC NÂNG CAO CHỈ SỐ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ VÀ HÀNH CHÍNH CÔNG CẤP TÍNH (PAPI) VÌ SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN

Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) nhằm đo lường, đánh giá tính hiệu quả về quản trị và hệ thống hành chính công cấp tỉnh dựa vào sự tham gia của người dân; đánh giá mức độ hài lòng, phản ánh nguyện vọng của Nhân dân đối với các cấp chính quyền. Thực hiện tốt chỉ số PAPI cũng là một trong những giải pháp góp phần xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh, phục vụ Nhân dân...

PAPI là Chỉ số hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam, là chương trình nghiên cứu quan trọng về quản trị do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam khởi xướng từ năm 2009. Chỉ số PAPI đo lường và so sánh trải nghiệm, cảm nhận của người dân về hiệu quả và chất lượng thực thi chính sách, cung cấp dịch vụ công của chính quyền địa phương ở các tỉnh, thành phố tại Việt Nam. Chỉ số PAPI đánh giá mức độ hiệu quả của quản trị và hành chính công cấp tỉnh 8 chỉ số nội dung gồm: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở; Công khai, minh bạch trong việc ra quyết định ở địa phương; Trách nhiệm giải trình với người dân; Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; Thủ tục hành chính công; Cung ứng dịch vụ công; Quản trị môi trường; Quản trị điện tử.

Thông qua chỉ số PAPI sẽ phản ánh được đánh giá của người dân từ bên ngoài khu vực Nhà nước về hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước và cung ứng dịch vụ công của chính quyền để tỉnh soi chiếu về hiệu quả công tác điều hành và cung ứng dịch vụ công trong năm qua. Căn cứ vào nguồn dữ liệu thực chứng quan trọng này, các cấp chính quyền của tỉnh sẽ tiếp tục hoạch định chính sách, kịp thời điều chỉnh, hoàn thiện các chính sách và đổi mới phương thức hoạt động cho phù hợp với nhu cầu của người dân trong thực tiễn.

Theo báo cáo xếp hạng Chỉ số hiệu quả quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI), điểm tổng hợp PAPI của tỉnh Nam Định trong những năm gần đây luôn nằm trong nhóm trung bình cao của cả nước. Năm 2019 tỉnh Nam Định đạt 44,41 điểm, đứng thứ 20/63. Năm 2020, với 43,78 điểm, đứng thứ 16/60 tỉnh, thành phố. Năm 2021, tỉnh ta đạt 43,81 điểm, đứng thứ 13/63 tỉnh, thành phố, năm 2022, đạt 43,14 điểm, xếp thứ 19/61 tỉnh, thành phố. Kết quả các chỉ số thành phần năm 2022 của tỉnh cụ thể là: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở 5,63 điểm; Công khai minh bạch 5,35 điểm; Trách nhiệm giải trình với người dân 4,33 điểm; Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công 6,76 điểm; Thủ tục hành chính công 7,36 điểm; Cung ứng dịch vụ công 7,41 điểm; Quản trị môi trường 3,4 điểm; Quản trị điện tử 2,9 điểm[1]

Phân tích cụ thể chỉ số nội dung cho thấy so với năm 2021, tỉnh đã nỗ lực cải thiện được điểm chỉ số thành phần 3 nội dung: điểm chỉ số Tham gia của người dân ở cấp cơ sở đạt 5,63 điểm (tăng 0,37%) thể hiện, việc tham gia, phát huy quyền làm chủ, góp phần cải thiện hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật ở địa phương từ phía người dân tiếp tục được cải thiện; Ở điểm chỉ số Trách nhiệm giải trình với người dân đạt 4,33 điểm, tăng 0,05% thể hiện sự gia tăng tương tác giữa người dân với các cấp chính quyền; Điểm chỉ số Quản trị điện tử đạt 2,9 điểm, tăng 0,23%, thể hiện gia tăng tính tương tác của chính quyền điện tử gồm mức độ sẵn có, khả năng sử dụng và khả năng đáp ứng của dịch vụ công trực tuyến, trong đó, tỷ lệ người sử dụng internet tại địa phương tiếp tục gia tăng.

Bên cạnh đó, so với năm 2021, có 5 điểm chỉ số thành phần biến động theo chiều hướng giảm nhẹ, trong đó, điểm chỉ số Quản trị môi trường mới chỉ đạt 3,4 điểm và giảm 0,22% so với năm 2021. Theo đánh giá của người dân, việc thiếu nghiêm túc trong thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường của chính quyền địa phương và chất lượng nguồn nước ăn uống, sinh hoạt (giặt giũ, bơi lội) cho người dân địa phương là lý do chính dẫn tới điểm số của tỉnh ở chỉ số nội dung này chưa  cao. Điểm chỉ số Công khai, minh bạch đạt 5,35 điểm, giảm 0,32% thể hiện qua điểm nội dung thành phần “Tiếp cận thông tin” vẫn ở mức thấp, việc tiếp cận thông tin đất đai của người dân vẫn còn hạn chế; tỷ lệ người dân được biết đến kế hoạch sử dụng đất năm 2022 ở địa phương chưa cao. Điểm chỉ số Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công đạt 6,76 điểm, giảm 0,24% cho thấy hiệu quả kiểm soát tham nhũng trong khu vực công của tỉnh có xu hướng giảm[2].

Từ số liệu so sánh với những năm trước đó cho thấy chỉ số PAPI của tỉnh luôn ở mức trung bình cao và đã được cải thiện thứ hạng theo từng năm nhưng riêng năm 2022 bị giảm 0,673 điểm và tụt 3 bậc. Từ thực tế này đặt ra vấn đề mà các cấp chính quyền, ngành chức năng của tỉnh cần thiết phải phân tích các nguyên nhân và tìm ra giải pháp để khắc phục, đặc biệt chú ý các điểm chỉ số thành phần gây giảm điểm, tụt hạng. Vì vậy, để nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và Chỉ số cải cách hành chính, giữ vững thành tích mà tỉnh đã đạt được qua các năm, ngày 18/6/2021, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, xúc tiến đầu tư giai đoạn 2021-2025; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 99/KH-UBND về nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và Chỉ số cải cách hành chính tỉnh Nam Định giai đoạn 2021 - 2025 và Kế hoạch số 158/KH-UBND về cải cách hành chính năm 2023. Trong đó, UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các ngành, các địa phương tập trung thực hiện. Các nội dung xếp thứ hạng thấp trong năm 2022 được tập trung cải thiện. Cụ thể gồm 9 nhóm nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, cải thiện các chỉ số thành phần trong PCI (chỉ số năng lực cạnh tranh), phấn đấu đến năm 2025, đạt từ 68 điểm trở lên và thứ hạng thuộc nhóm khá bảng xếp hạng cả nước.

Thứ hai, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính nhằm xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, công khai, minh bạch, phục vụ nhân dân. Nâng cao chỉ số cải cách hành chính tỉnh Nam Định, chỉ số hài lòng của người dân và tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Nam Định, Chỉ số Quản trị hành chính công, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, Chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin.

Thứ ba, nêu cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu, bố trí cán bộ, công chức có năng lực, trách nhiệm, nhiệt tình, thân thiện làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

Thứ tư, đảm bảo công tác phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành và địa phương trong thực thi công vụ, hạn chế tình trạng chờ đợi, đùn đẩy trách nhiệm. Tăng cường trao đổi thông tin giữa các sở, ban, ngành và địa phương, giữa các phòng trực thuộc trong nội bộ cơ quan để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quá trình quản lý nhà nước.

Thứ năm, nâng cao tính minh bạch và hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thông tin. Thực hiện công khai, minh bạch và công bố rộng rãi, đầy đủ, kịp thời thông tin trên trang thông tin điện tử của tỉnh và của các đơn vị, địa phương về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, kế hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực, các cơ chế chính sách, thủ tục hành chính, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng mới, các chính sách ưu đãi, kêu gọi đầu tư của tỉnh…

Thứ sáu, công tác thanh tra, kiểm tra đảm bảo tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo mỗi doanh nghiệp chỉ được thanh tra kiểm tra không quá 01 lần/năm. Tăng cường giám sát và xử lý nghiêm hành vi lợi dụng kiểm tra để nhũng nhiễu, đòi hỏi các khoản chi phí không chính thức từ doanh nghiệp.

Thứ bảy, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử gắn với việc đổi mới phương thức điều hành của hệ thống hành chính phù hợp với tiến trình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý nhà nước. Thúc đẩy toàn diện việc xử lý hồ sơ, công việc trên môi trường mạng hướng tới cơ quan nhà nước “không giấy tờ”. Hỗ trợ, khuyến khích tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính qua phương thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4.

Thứ tám, nâng cao chất lượng phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức, không được có thái độ hách dịch, nhũng nhiễu gây khó khăn, phiền hà khi giải quyết các công việc liên quan đến tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp.

Thứ chín, thực hiện tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch; huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Nâng cao chất lượng công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế. Sớm hoàn thành lập quy hoạch tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo hướng tích hợp các ngành, đảm bảo tính kết nối đồng bộ, thống nhất với quy hoạch vùng và quy hoạch quốc gia.

Như vậy, để nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và Chỉ số cải cách hành chính tỉnh đã và đang triển khai nhiều giải pháp với mục tiêu chung là tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, minh bạch, bình đẳng, thân thiện, giảm chi phí và thời gian của doanh nghiệp nhằm thu hút đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. Tạo được sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức của cán bộ, công chức về ý nghĩa, tầm quan trọng của PCI, về trách nhiệm của các sở, ngành và địa phương trong việc nâng cao thứ bậc xếp hạng PCI của tỉnh, nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp. Phấn đấu đến năm 2025, Chỉ số cải cách hành chính, Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Nam Định thuộc nhóm khá trong bảng xếp hạng của cả nước. Tiếp tục giữ vững vị trí thuộc nhóm các tỉnh có vị trí cao về Chỉ số hiệu quả quản trị hành chính./.

 

[1]Báo cáo xếp hạng Chỉ số hiệu quả quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI), điểm tổng hợp PAPI các năm 2019, 2020, 2021, 2022 

[2]Cổng thông tin điện tử Đảng bộ Nam Định: Quyết tâm nâng điểm chỉ số PAPI, 29/05/2023

(Nguồn: Ths. Lê Thị Thu Phượng - Giảng viên Khoa Nhà nước và pháp luật)

Thông tin khác

PHÁT HUY VAI TRÒ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TRONG ĐẤU TRANH PHẢN BÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG, ĐOÀN KẾT, TẬP HỢP CHỨC SẮC, TÍN ĐỒ CÔNG GIÁO CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TỈNH NAM ĐỊNH THEO LỜI BÁC DẠY
ĐẢNG BỘ TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TRƯỜNG CHINH LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CUỘC THI " NAM ĐỊNH - 60 NĂM THEO DẤU CHÂN BÁC" - NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ KINH NGHIỆM CHỦ YẾU
NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG NGHỊ QUYẾT 28- NQ/TW NGÀY 17/11/2022 HỘI NGHỊ LẦN THỨ 6 BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG VỀ " ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO, CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG GIAI ĐOẠN MỚI"
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ GẮN VỚI TIẾN BỘ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở TỈNH NAM ĐỊNH
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ GẮN VỚI TIẾN BỘ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI – GIÁ TRỊ ĐÍCH THỰC CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC DÂN VẬN TẠI TỈNH NAM ĐỊNH HIỆN NAY
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN Ở NAM ĐỊNH
TĂNG CƯỜNG ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG THÔNG QUA BÀI HỌC "THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN TRONG LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ Ở CƠ SỞ"
VẬN DUNG TƯ TƯỞNG MÁC- ĂNG GHEN TRONG TÁC PHẨM TUYÊN NGÔN ĐẢNG CỘNG SẢN VÀO XÂY DỰNG CHÍNH ĐẢNG Ở VIỆT NAM
QUAN ĐIỂM CỦA V.I.LÊNIN VỀ MÔ HÌNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ SỰ VẬN DỤNG SÁNG TẠO CỦA VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC
NHỮNG VẮN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA TỈNH NAM ĐỊNH HIỆN NAY TRƯỚC NHỮNG BIỂU HIỆN MỚI CỦA XUẤT KHẨU TƯ BẢN
NHỮNG THÀNH TỰU KINH TẾ NỔI BẬT CỦA VIỆT NAM DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG QUA HƠN 35 NĂM ĐỔI MỚI
MỘT VÀI TRAO ĐỔI VỀ VIỆC CẬP NHẬT NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG VÀO BÀI GIẢNG CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TRƯỜNG CHINH
SỰ LỰA CHỌN CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XX
Lịch giảng dạy
Hoạt động tiêu biểu
hoithao60nam
hoithaocapbo2022
BithuTinhuy
banchaphanhcd
hoithaodoantinh
camhoa
Trường Chính trị Trường Chinh
Địa chỉ: Số 39 Đường Vị Xuyên - TP.Nam Định
Điện thoại: 0228.3649222 - Fax: 0228.3642530 - Hotline 24/7: 
Website: www.truongchinhtritruongchinhnd.gov.vn - Email: chinhtrinamdinh@gmail.com