banerchinh-ngay14-3-2021
Nhiệt liệt chào mừng 68 năm ngày thành lập trường chính trị trường chinh (09/6/1956 – 09/6/2024)!
Hỗ trợ trực tuyến
Nghiên cứu trao đổi

CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM ĐỂ NGƯỜI DÂN THAM GIA HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Tóm tắt: Tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước vừa là quyền lợi, đồng thời cũng là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người dân trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Việc tham gia của người dân trong hoạt động quản lý nhà nước đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình xây dựng, ban hành và thực thi pháp luật, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước… hướng tới xây dựng nền hành chính nhà nước minh bạch, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả. Tuy nhiên, để khai thác và phát huy hơn nữa vai trò của nhân dân trong quản lý nhà nước cần phải có các điều kiện cụ thể để người dân có thể thực hiện quyền làm chủ của mình...

      Từ khóa: điều kiện; người dân; quản lý nhà nước

      Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, nhân dân là chủ thể sáng tạo nên lịch sử và cách mạng là sự nghiệp của nhân dân dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản. Quyền lực nhân dân là quyền lực tối cao, là quyền lực gốc trong các xã hội dân chủ. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Dân là gốc của nước, nước lấy dân làm gốc”(1). Kế thừa và phát huy những quan điểm đó, Đại hội XIII khẳng định: “Phát huy tính tích cực chính trị - xã hội, trí tuệ, quyền và trách nhiệm của nhân dân tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa...”

      Điều 2, Hiến pháp 2013 quy định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”. “Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước”(2). Bảo đảm sự tham gia của nhân dân vào công việc quản lý nhà nuớc còn được ghi nhận cụ thể trong luật như: Luật Bầu cử Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân 2015, Luật Tổ chức Quốc hội 2014, Luật Tổ chức Chính phủ 2015, Luật Tổ chức Chính quyền địa phương 2015, Luật Khiếu nại 2011, Luật Tố cáo 2018, Luật Dân chủ cơ sở 2022 … và các văn bản hướng dẫn thi hành luật.

     Về mặt thực tiễn, sự tham gia của người dân trong quản lý nhà nước có vai trò vô cùng quan trọng góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân; nâng cao ý thức công dân, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân; tăng cường hiệu quả hoạt động của Nhà nước, thể hiện sự gắn bó giữa Nhà nước và công dân; kiểm soát quyền lực nhà nước và hiện thực hóa các cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế về quyền con người, quyền công dân. Hiện nay, người dân có các điều kiện, hình thức, phương thức nhất định tham gia vào hoạt động quản lý của Nhà nước như việc bầu ra các cơ quan quyền lực nhà nước, góp ý xây dựng chính sách pháp luật, quyết định trực tiếp các vấn đề ở tầm quốc gia khi Nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý, trực tiếp quyết định các vấn đề ở cơ sở theo quy định của pháp luật …

     Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì vẫn còn những tồn tại về sự tham gia của người dân trong quản lý nhà nước. Một số địa phương, đơn vị, sự tham gia của người dân còn thụ động, thông tin tiếp cận một chiều, một số quyền bị hạn chế …Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã chỉ ra: “Quyền làm chủ của nhân dân có lúc, có nơi còn bị vi phạm; vẫn còn biểu hiện dân chủ hình thức, tách rời dân chủ với kỷ cương, pháp luật”.

     Nguyên nhân là do chưa có sự lãnh đạo quyết liệt từ cấp ủy Đảng, quy định của pháp luật hiện hành chưa đầy đủ, đồng bộ và trình độ, năng lực của người dân chưa đáp ứng… Chẳng hạn, theo quy định của pháp luật, nhân dân chỉ có quyền đóng góp ý kiến đối với đề nghị xây dựng luật mà không có quyền đề xuất sáng kiến lập pháp hay đề xuất việc xây dựng luật; Các quy định về hậu quả pháp lý về sự tham gia của nhân dân vào hoạt động lập pháp còn mờ nhạt; không rõ trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc tiếp thu, giải trình, phản hồi lại các ý kiến góp ý của công dân... Từ những hạn chế, bất cập trên đây, để người dân tích cực, chủ động tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước cần phải có các điều kiện bảo đảm sau:

     Thứ nhất, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng với việc xây dựng và thực hiện pháp luật về sự tham gia của người dân trong quản lý nhà nước. Tiếp tục quán triệt và thực hiện Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng, trong mọi công việc của Đảng và Nhà nước: “dân là gốc”; thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, kiên trì thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng(3). Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của Nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu. Đồng thời, Đảng cần tập trung lãnh đạo Nhà nước trong công tác thể chế hóa, ban hành các văn bản cụ thể hoá, hướng dẫn việc thực hiện các phương thức nhân dân tham gia quản lý nhà nước.

     Thứ hai, hoàn thiện chính sách pháp luật về sự tham gia của nhân dân trong quản lý nhà nước. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật, các quy định về lấy ý kiến nhân dân, quy định về phản biện xã hội, các quy định về trưng cầu ý dân. Nghiên cứu bổ sung quy định về sáng kiến chương trình nghị sự. Hoàn thiện các quy định về thực hiện dân chủ ở cơ sở. Cần quy định cụ thể hơn về nội dung lấy ý kiến nhân dân. Bổ sung quy định về trình tự, thủ tục tham gia vào xây dựng pháp luật. Quy định chặt chẽ hơn nữa trách nhiệm pháp lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc tiếp thu, phản hồi các ý kiến đóng góp của nhân dân và hậu quả pháp lý của việc không tiếp thu, phản hồi. Nghiên cứu thay thế các quy định về lấy ý kiến nhân dân bằng quy định về tham vấn nhân dân.

     Thứ ba, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức đối với sự tham gia của Nhân dân trong quản lý nhà nước. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước và cán bộ công chức trước hết phải nhận thức rằng sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý nhà nước là quyền lợi của họ, do đó việc lấy ý kiến nhân dân trước khi ban hành quyết định hoặc chính sách pháp luật … là yêu cầu bắt buộc. Và khi nhân dân tham gia ý kiến, các cơ quan nhà nước phải có trách nhiệm tiếp thu, trả lời những ý kiến đó. Hơn nữa, nhận thức được vai trò và ý nghĩa sự tham gia của nhân dân trong quản lý nhà nước nhằm bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động của bộ máy nhà nước. Tích cực tổ chức cho người dân tham gia vào quản lý nhà nước dưới hình thức và mức độ phù hợp, chú trọng các hình thức tham gia trực tiếp, chủ động, tích cực của người dân.

     Thứ tư, nâng cao năng lực tham gia  quản lý nhà nước của nhân dân. Các cơ quan nhà nước cần tuyên truyền, phổ biến pháp luật để nâng cao nhận thức của nhân dân về quyền tham gia quản lý nhà nước. Hướng dẫn cụ thể về cách thức để họ có thể tham gia vào quản lý nhà nước (các cuốn sổ tay, cuốn cẩm nang hoặc tài liệu hướng dẫn người dân tham gia vào quản lý nhà nước). Cần rèn luyện, trang bị cho người dân những kỹ năng khi tham gia quản lý nhà nước: nhận diện vấn đề chính sách; tìm kiếm thông tin; trình bày; phản biện... Ngoài ra, cơ quan chức năng thường xuyên tổ chức những lớp học về chủ trương, chính sách mới của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thông tin quản lý ở địa phương như thu chi ngân sách, y tế, quốc phòng, …hoặc hỗ trợ tổ chức, cá nhân tham gia tổ chức những lớp học như trên.

     Thứ năm, các điều kiện bảo đảm khác như: Tăng cường đầu tư kinh phí cho hoạt động thu hút sự tham gia của nhân dân trong quản lý nhà nước. Cần bố trí nguồn kinh phí hợp lý để các cơ quan nhà nước có đủ điều kiện tài chính, thời gian lấy ý kiến, xin ý kiến nhân dân trong hoạt động quản lý nhà nước, tránh làm qua loa, hình thức. Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước nhằm thu hút đông đảo sự quan tâm của người dân giúp hoạt động của các cơ quan nhà nước công khai, minh bạch, hiệu quả hơn.

     Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị, trong đó, Nhân dân có vai trò vô cùng to lớn. Vì vậy, cần tiếp tục và tăng cường các điều kiện bảo đảm sự tham gia của người dân trong quản lý nhà nước để phát huy, củng cố và mở rộng quyền làm chủ của nhân dân nhằm thực hiện thắng lợi những mục tiêu mà Đại hội Đảng XIII đã đề ra./.

 

 

(1)Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 5, tr. 501

(2) Điều 28, Hiến pháp 2013.

(3) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2021, t.2, tr.249, 248.

(Nguồn: Giảng viên Vũ Thuận Yến - Giảng viên khoa Nhà nước và Pháp luật)

Thông tin khác

ĐỔI MỚI CÔNG TÁC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TẠI TƯỜNG CHÍNH TRỊ TRƯỜNG CHINH
TỈNH NAM ĐỊNH NỖ LỰC NÂNG CAO CHỈ SỐ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ VÀ HÀNH CHÍNH CÔNG CẤP TÍNH (PAPI) VÌ SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN
PHÁT HUY VAI TRÒ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TRONG ĐẤU TRANH PHẢN BÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG, ĐOÀN KẾT, TẬP HỢP CHỨC SẮC, TÍN ĐỒ CÔNG GIÁO CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TỈNH NAM ĐỊNH THEO LỜI BÁC DẠY
ĐẢNG BỘ TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TRƯỜNG CHINH LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CUỘC THI " NAM ĐỊNH - 60 NĂM THEO DẤU CHÂN BÁC" - NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ KINH NGHIỆM CHỦ YẾU
NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG NGHỊ QUYẾT 28- NQ/TW NGÀY 17/11/2022 HỘI NGHỊ LẦN THỨ 6 BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG VỀ " ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO, CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG GIAI ĐOẠN MỚI"
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ GẮN VỚI TIẾN BỘ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở TỈNH NAM ĐỊNH
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ GẮN VỚI TIẾN BỘ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI – GIÁ TRỊ ĐÍCH THỰC CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC DÂN VẬN TẠI TỈNH NAM ĐỊNH HIỆN NAY
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN Ở NAM ĐỊNH
TĂNG CƯỜNG ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG THÔNG QUA BÀI HỌC "THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN TRONG LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ Ở CƠ SỞ"
VẬN DUNG TƯ TƯỞNG MÁC- ĂNG GHEN TRONG TÁC PHẨM TUYÊN NGÔN ĐẢNG CỘNG SẢN VÀO XÂY DỰNG CHÍNH ĐẢNG Ở VIỆT NAM
QUAN ĐIỂM CỦA V.I.LÊNIN VỀ MÔ HÌNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ SỰ VẬN DỤNG SÁNG TẠO CỦA VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC
NHỮNG VẮN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA TỈNH NAM ĐỊNH HIỆN NAY TRƯỚC NHỮNG BIỂU HIỆN MỚI CỦA XUẤT KHẨU TƯ BẢN
NHỮNG THÀNH TỰU KINH TẾ NỔI BẬT CỦA VIỆT NAM DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG QUA HƠN 35 NĂM ĐỔI MỚI
Lịch giảng dạy
Hoạt động tiêu biểu
hoithao60nam
hoithaocapbo2022
BithuTinhuy
banchaphanhcd
hoithaodoantinh
camhoa
Trường Chính trị Trường Chinh
Địa chỉ: Số 39 Đường Vị Xuyên - TP.Nam Định
Điện thoại: 0228.3649222 - Fax: 0228.3642530 - Hotline 24/7: 
Website: www.truongchinhtritruongchinhnd.gov.vn - Email: chinhtrinamdinh@gmail.com