Tôi là giảng viên trẻ tham gia giảng dạy chuyên đề “Quản lý cán bộ, công
chức ở cơ sở” trong phần “Những vấn đề cơ bản về quản lý hành chính nhà nước”,
chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính. Đối với tôi, quản lý cán
bộ công chức là công việc rất khó, bao gồm rât nhiều đầu việc với nhiều văn bản
quy định cho từng nội dung nhưng theo tôi công tác đánh giá cán bộ là công tác
khó nhất. Với hiểu biết của mình, tôi xin được đưa ra một số biện pháp nhằm
nâng cao hiệu quả công tác đánh giá cán bộ công chức.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “cán bộ là gốc của mọi công việc” và đánh
giá đúng cán bộ là gốc của công tác cán bộ. Đánh giá cán bộ công chức (CBCC) một trong những nội dung quan trọng nhất
trong quản lý CBCC, có ý nghĩa quyết định đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của
các cơ quan nhà nước.
Nhận xét, đánh giá CBCC là việc hệ trọng, là
khâu mở đầu có ý nghĩa quyết định trong công tác cán bộ. Kết quả đánh giá là căn
cứ quan trọng để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng
hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân
chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chính sách khác đối với CBCC. Đánh giá đúng CBCC thì toàn bộ quy trình công tác cán
bộ sẽ chính xác, hiệu quả trong chọn người xếp việc được chính xác, tạo điều
kiện cho CBCC phát huy được sở trường, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Ngược
lại, đánh giá CBCC không đúng thì không những bố trí, sử dụng cán bộ không đúng
mà quan trọng hơn là làm mai một dần động lực phát triển.
Công tác đánh giá CBCC được thực
hiện thường xuyên tại các cơ quan nhà nước thông qua đánh giá hàng năm, đánh
giá trước khi quy hoạch, bổ nhiệm... Hiện nay, việc đánh giá CBCC tuy đã có các
tiêu chí cụ thể, nhưng chưa đưa ra những yếu tố định lượng để đánh giá chính
xác nhất về hiệu quả thực thi công vụ của CBCC. Theo quy định Nghị định 56/2015/NĐ-CP của Chính phủ về đánh giá, phân loại CBCC, viên chức
có hiệu lực 01/8/2015 thì tiêu chí đánh giá CBCC, VC đã quy định những tiêu chí
đánh giá cán bộ công chức ở 4 mức: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Hoàn thành tốt
nhiệm vụ; Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và không hoàn thành
nhiệm vụ.
Tiêu chí
đánh giá hiện nay mới chỉ tập trung vào các yếu tố định tính như: Chấp hành
đường lối chủ trương, chính sách pháp luật; phẩm chất chính trị, đạo đức lối
sống, tác phong lề lối làm việc; năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ; tiến
độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ; tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong công
tác; thái độ phục vụ nhân dân. Đối với cán bộ quản lý còn đánh giá về năng lực
quản lý; kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan; năng lực tập hợp đoàn kết
công chức. Một số kỹ năng quan trọng như kỹ năng
làm việc, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống và mức độ hài lòng của
người dân đối với CBCC… chưa được coi trọng và đánh giá đúng, cụ thể.
Văn kiện Đại
hội XI của Đảng nêu rõ: “Đánh giá cán bộ vẫn là khâu yếu” [Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H.2011, tr.174]. Yếu vì hiện nay vẫn còn có
nơi, có lúc chưa thực sự quan tâm tới công tác đánh giá CBCC dẫn tới hệ lụy như bố trí sử dụng CBCC không đúng dẫn
đến hiệu quả công việc không cao. Thực tế, đánh
giá CBCC ở nhiều nơi còn theo kiểu lấy phiếu ý kiến và tự nhận xét nên còn mang
tính chất cảm tính, chủ quan, nể nang nhau nên kết quả đánh giá không chính xác
và hậu quả là những khâu khác trong công tác quản lý, sử dụng CBCC cũng không
chính xác. Rất ít cơ quan nào có công chức không hoàn thành nhiệm vụ, gây khó
khăn cho việc xây dựng đề án vị trí việc làm và tinh giản biên chế theo tinh
thần Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 về vị trí việc làm và cơ cấu
ngạch công chức; Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 về chính sách tinh
giản biên chế và sau đó là Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 về tinh giản
biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức viên chức. Nếu không làm tốt
công tác đánh giá đối với CBCC thì không thể đạt được hiệu lực hiệu quả quản lý
nhà nước.
Trước những khó khăn
vướng mắc đó, yêu cầu đặt ra trong mỗi cơ quan nhà nước là phải đưa ra các giải
pháp để nâng cao hiệu quả công tác đánh giá CBCC:
Thứ hai: Đánh giá CBCC phải thực hiện kết hợp giữa theo dõi đánh giá thường xuyên và đánh giá
định kỳ về CBCC nhằm phản ánh liên tục và kịp thời sự phát triển của CBCC, kết
hợp nhiều nguồn thông tin khác nhau để phân tích, chọn lọc cho khách quan. Đánh
giá định kỳ có thể là hàng tháng, quý, năm…
Thứ ba: Đánh giá CBCC phải có phương pháp
(phân tích định lượng, đánh giá theo kết quả và lưu trữ); thiết lập bộ phận
chuyên trách đánh giá công chức. Bộ phận chuyên trách có trách nhiệm căn cứ vào
những tư liệu liên quan và những ghi chép về kết quả làm việc của CBCC để bình
xét, đánh giá thành tích của họ.
Thứ tư: Hoàn thiện hệ thống các tiêu chí đánh giá CBCC phù hợp với
yêu cầu của thực tiễn. Đánh giá CBCC phải dựa
vào những quy định cụ thể về tiêu chuẩn của từng chức danh và tiêu chí đánh giá
đối với từng đối tượng CBCC. Ví dụ: Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá công
chức lãnh đạo, quản lý; Bộ tiêu chí đối với công chức không giữ chức vụ
lãnh đạo, quản lý... Bộ tiêu chí ngoài các yếu tố mang tính chất định tính như
đã nói ở trên, cần có thêm các yếu tố định lượng với số liệu cụ thể bao gồm: số
lượng công việc mà CBCC cấp xã thực hiện; số lượng công việc hoàn thành; số
lượng công việc hoàn thành có chất lượng, đúng tiến độ; khả năng nắm vững kiến
thức, năng động, sáng tạo, tiết kiệm... làm lợi cho cơ quan được bao nhiêu? Tinh thần
thái độ phục vụ xã hội thế nào? Đặc biệt, cần đánh giá mức độ hài lòng của
người dân về thái độ phục vụ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống…của
cán bộ công chức khi thực thi công vụ.
Thứ năm: Các cơ quan
cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến, đặc biệt là phải quan tâm tới việc
đào tạo, bồi dưỡng cho CBCC nắm được và sử dụng những phương pháp đánh giá mới.
Mục đích làm cho CBCC nhận thức được trách nhiệm của cá nhân và các thành viên
để tham gia một cách tích cực, dân chủ vào quá trình đánh giá CBCC, gồm cả đánh
giá bản thân và đánh giá đồng nghiệp.
Như vậy, nếu công tác đánh giá CBCC được thực hiện
nghiêm túc, được cấp trên kiểm tra thường xuyên và sự giám sát chặt chẽ của
nhân dân thì chắc chắn sẽ đạt được hiệu quả thiết thực góp phần quyết định
trong việc thực hiện cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý
nhà nước./.
|