banerchinh-ngay14-3-2021
Nhiệt liệt chào mừng 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890-19/5/2025)!
Hỗ trợ trực tuyến
Nghiên cứu trao đổi

GIÁO TRÌNH, TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP VỚI VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY THEO HƯỚNG TÍCH CỰC TẠI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TRƯỜNG CHINH TỈNH NAM ĐỊNH

Việc đổi mới phương pháp đã phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học, tuy nhiên thực tế hiện nay, giảng viên còn một số khó khăn khi áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực...

                          ThS. Cao Thị Thu Hiền

        Phó Trưởng phòng Nghiên cứu KH - TT - TL

 

Trường Chính trị Trường Chinh là một cơ sở đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan của Đảng, bộ máy Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh Nam Định. Thực hiện theo tinh thần Nghị quyết 32-NQ/TW ngày 26/5/2014 Bộ Chính trị (khoá XI) về yêu cầu tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhà trường đang tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy tích cực theo hướng lấy người học làm trung tâm. Việc đổi mới phương pháp đã phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học, tuy nhiên thực tế hiện nay, giảng viên còn một số khó khăn khi áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực:

Thứ nhất: Giảng viên chưa có điều kiện phát huy hiệu quả các phương pháp giảng dạy tích cực vì: Giảng dạy theo phương pháp này, học viên phải nghiên cứu bài trước khi đến lớp, tham gia đóng góp ý kiến trong học tập. Nhưng vì thiếu giáo trình, tài liệu đọc trước nên một số phương pháp giảng dạy tích cực được giảng viên áp dụng không phát huy được tác dụng, giảng viên đành phải quay về với phương pháp thuyết trình cả buổi, giảng viên đặt câu hỏi và tự phân tích trả lời, học viên ghi chép thụ động.

Chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính hiện nay dành thời lượng lớn cho học viên thảo luận và tự nghiên cứu. Để thực hiện tốt phần này, học viên phải có đầy đủ giáo trình, tài liệu để nghiên cứu. Tuy nhiên hiện nay, phần lớn học viên thiếu giáo trình, tài liệu hướng dẫn, chỉ có một số ít học viên có giáo trình nhưng cũng chưa sử dụng hiệu quả trong các giờ trên lớp. Điều đó dẫn đến giảng viên khó khăn trong việc áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, trao đổi giữa người dạy và người học trên lớp rất ít, giảng viên phải nói nhiều và cảm thấy mất sức sau buổi giảng; học viên thì học tập thụ động, những nội dung trọng tâm của bài học không nắm bao quát được.

Thứ hai: Bộ giáo trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ban hành là phục vụ chung cho toàn quốc. Nội dung chương trình xây dựng nhằm tập trung vào đối tượng học viên là cán bộ cấp cơ sở, trong khi đối tượng học viên trong các lớp học của nhà trường đa dạng trong các cơ quan của Đảng, chính quyền, đoàn thể. Để áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực, phát huy kiến thức thực tiễn từ người học, nhà trường cần xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn nghiên cứu, học tập các môn học nhằm gợi mở cho học viên nghiên cứu giáo trình, liên hệ thực tiễn thuận lợi giúp nắm vững kiến thức cơ bản.

Thứ ba: Trong chương trình đào tạo Trung cấp lý luận chính trị - hành chính ban hành kèm theo Quyết định số 1479/QĐ-HVCTQG ngày 21/4/2014 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh có quy định mở để các trường chính trị tỉnh tự biên soạn Phần tình hình, nhiệm vụ của địa phương (hoặc ngành). Đây là phần học quan trọng cung cấp cho học viên nắm được Lịch sử Đảng bộ địa phương, chuyên đề về địa phương (hoặc ngành), nhiệm vụ cơ bản và những giải pháp chủ yếu phát triển các lĩnh vực đời sống xã hội của địa phương... Giảng dạy phần này, giảng viên có thể tăng cường trao đổi, chủ động áp dụng các phương pháp hỏi đáp, làm việc nhóm, lấy ý kiến ghi lên bảng...Vì chưa có giáo trình chuẩn cho các địa phương ở phần này, để giảng viên áp dụng thuận lợi phương pháp giảng dạy tích cực đòi hỏi Hội đồng khoa học nhà trường thẩm định tài liệu giảng dạy của khoa chuyên môn và cung cấp tài liệu biên soạn phần này xuống các lớp học để học viên nghiên cứu học tập.

Như vậy, giáo trình, tài liệu hướng dẫn học tập có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình giảng dạy, đặc biệt là đối với việc áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực của giảng viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. Trên cơ sở học viên có đầy đủ giáo trình, tài liệu, giảng viên định hướng cho học viên trao đổi thảo luận trên lớp, tự nghiên cứu ở nhà.

Để thuận lợi cho quá trình áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực của giảng viên trường Chính trị Trường Chinh, tôi xin nêu ra một số ý kiến sau:

- Thứ nhất: Đảm bảo triển khai đồng bộ và đầy đủ giáo trình tới học viên.

Nhà trường đã có văn bản yêu cầu tất cả học viên các lớp học của nhà trường phải có giáo trình, tài liệu để học tập, nghiên cứu nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho tỉnh trong tình hình hiện nay. Thực hiện tốt vấn đề này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận: Giảng viên đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực phát huy tối đa năng lực tự nghiên cứu của học viên; học viên học tập đảm bảo có đủ giáo trình, tài liệu; các phòng chức năng và các bộ phận liên quan đảm bảo cung cấp kịp thời giáo trình, tài liệu cho học viên; các đơn vị cử học viên đi học có chính sách hỗ trợ động viên cán bộ được cử đi học…

- Thứ hai: Hoàn thiện và đưa vào sử dụng bộ tài liệu hướng dẫn học tập, nghiên cứu các môn học trong chương trình Trung cấp LLCT-HC.

Trong năm 2013-1014, nhà trường đã thực hiện đề tài cấp tỉnh “Nghiên cứu nâng cao chất lượng giảng dạy Lý luận Chính tri - Hành chính tại trường Chính trị Trường Chinh tỉnh Nam Định“ và đã được nghiệm thu đạt loại Khá.  Trong đề tài có đề ra giải pháp xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn học tập, nghiên cứu…Vì vậy, khi áp dụng chương trình mới theo quy định của Học viện, đề nghị các khoa chuyên môn chỉnh sửa, hoàn thiện cho phù hợp nội dung chương trình, sau đó phối hợp với phòng Nghiên cứu khoa học - Thông tin - Tư liệu cung cấp tài liệu cho học viên để họ có cơ sở nghiên cứu, học tập tốt hơn.

- Thứ ba: Kịp thời biên soạn phần tình hình, nhiệm vụ của địa phương (ngành) cung cấp tài liệu chuẩn cho quá trình giảng dạy.

Nhà trường đã có đề tài cấp tỉnh năm 2008 viết về Lịch sử địa phương, trên cơ sở đó, đề nghị khoa chuyên môn được phân công học phần này nghiên cứu biên soạn tài liệu để cung cấp tài liệu chuẩn cho giảng viên, học viên. Đây là môn quan trọng, liên quan thi tốt nghiệp nên trường cần có nội dung chuẩn phổ biến đến người học.

 Như vậy, việc cung cấp đầy đủ giáo trình, tài liệu hướng dẫn học tập là cần thiết đối với học viên ở trường Chính trị Trường Chinh trong giai đoạn hiện nay nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực, nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ cho tỉnh nhà góp phần xây dựng và phát triển quê hương giàu đẹp./.

(Nguồn: Phòng Khoa học - 19/11/2014)

Thông tin khác

TĂNG CƯỜNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC Ở TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TRƯỜNG CHINH
ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TRƯỜNG CHINH TỈNH NAM ĐỊNH THEO HƯỚNG TÍCH CỰC
QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC TOÀN DIỆN CHO THANH NIÊN TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT CHI BỘ KHU DÂN CƯ
TÂM SỰ GIẢNG VIÊN TRẺ
Lịch giảng dạy
Hoạt động tiêu biểu
BithuTinhuy
hoithaocapbo2022
hoithaokllcs
giaoluubongda
camhoa
Trường Chính trị Trường Chinh
Địa chỉ: Số 39 Đường Vị Xuyên - TP.Nam Định
Điện thoại: 0228.3649222 - Fax: 0228.3642530 - Hotline 24/7: 
Website: www.truongchinhtritruongchinhnd.gov.vn - Email: chinhtrinamdinh@gmail.com