banerchinh-ngay14-3-2021
Nhiệt liệt chào mừng 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890-19/5/2025)!
Hỗ trợ trực tuyến
Nghiên cứu trao đổi

PHÁT HUY TÍCH CỰC CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC VIÊN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Ths Trần Thị Kim Thư - Giảng viên khoa Lý luận cơ sở

      Đào tạo lý luận chính trị đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và dự nguồn các chức danh lãnh đạo quản lý ở cơ sở là một nội dung quan trọng trong công tác tư tưởng của Đảng. Mục đích của đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị là để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong cán bộ, đảng viên. Qua đó, xây dựng thế giới quan, phương pháp luận khoa học, bản lĩnh chính trị, giúp cán bộ nhận thức đúng đắn và niềm tin vững chắc vào lý tưởng cộng sản, vào con đường các mạng của Đảng. Nói về vai trò của công tác giáo dục lý luận chính trị, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Không có lý luận chính trị thì chí khí kém cương quyết, không trông xa thấy rộng, trong lúc đấu tranh dễ lạc phương hướng, kết quả là “mù chính trị”, thậm chí hủ hóa, xa rời cách mạng”. Từ đó, Người đặc biệt quan tâm đến công tác cán bộ, đến việc lựa chọn, đào tạo, rèn luyện đội ngũ cán bộ, trong đó có đào tạo về lý luận chính trị.

      Trong sự nghiệp cách mạng nước ta hiện nay, công tác đào tạo lý luận chính trị có vai trò hết sức quan trọng. Thông qua đào tạo lý luận chính trị, tiếp tục xây dựng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, nâng cao trình độ lý luận chính trị trong toàn Đảng, làm cho toàn Đảng thống nhất mục tiêu lý tưởng, cương lĩnh, đường lối, khắc phục mọi biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng. Đồng thời, góp phần nâng cao ý thức tự giác tu dưỡng đạo đức cách mạng, khắc phục chủ nghĩa cá nhân trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo gồm những người kiên định lập trường, có năng lực tổ chức, tập hợp, động viên, giáo dục, thuyết phục quần chúng, có năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn. Chính vì vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị đối cán bộ các cấp, trong đó có cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở luôn được Đảng và các cấp ủy đảng quan tâm thực hiện đạt hiệu quả cao.

     Tuy nhiên, trong điều kiện phát triển mạnh của công nghệ truyền thông, với sự tham gia tích cực của hệ thống internet, kết nối vận vật và siêu dữ liệu không gian mạng, với chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý cơ cơ sở được nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị tại các trường chính trị cần phải có đổi mới. Phát huy tính tích cực, chủ động và vai trò của học viên trong quá trình đào tạo là một vấn đề có tính cấp thiết, quyết định đến nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. Phát huy vai trò chủ động, tích cực của học viên được thể hiện trước hết là hoạt động “Tự động học tập”, “tự nghiên cứu” của học viên. Học viên phải tự giác, có trách nhiệm chủ động xây dựng kế hoạch học tập, tự ý thức, tự nỗ lực chiếm lĩnh tri thức bằng hành động của chính mình trên cơ sở hướng dẫn của giảng viên.., chủ động nghiên cứu các nội dung trước khi tham gia học tập trên lớp thông qua việc nghiên cứu giao trình, tìm hiểu, thu phập tài liệu liên quan nghiên cứu tìm hiểu. Quá trình học tập trên lớp học viên phải chủ động tham gia tích cực thảo luận. Có thể khẳng định, phát huy vai trò chủ động, tích cực của học viên trong quá trình học là xu hướng, yêu cầu và là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng, hiệu quả của quá trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở.

      Từ thực tiễn công tác giảng dạy tại các trường chính trị nói chung và trường Chính trị Trường Chinh tỉnh Nam Định nói riêng, việc phát huy vai trò, tính tích cực chủ động của học viên còn hạn chế. Đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên, tổ chức các thảo luận trên lớp gặp khó khăn. Chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng các chương trình trong đó có chương trình trung cấp lý luận chính trị chưa thực sự đạt mục tiêu đề ra.

      Qua thực tiễn có thể chỉ ra những nguyên nhân sau: Thứ nhất, đang còn có sự thụ động trong xây dựng quy chế, hướng dẫn phương thức đánh giá ý thức học tự học, tự nghiên cứu và tinh thần trách nhiệm của học viên trong quá trình học tập. Thứ hai, việc tổ chức thi, kiểm tra hết môn chưa thật sự kích thích tính tự học, tự nghiên cứu của học viên. Thứ ba, phần lớn đội ngũ giảng viên và các khoa chưa tích cực trong đổi mới phương pháp giảng dạy và triển khai kế hoạch lên lớp đối với từng bài giảng và cả môn học theo hướng phát huy vai trò chủ động, tích cực học tập của học viên.

       Từ nhận thức nguyên nhân trên, trong thời gian tới để phát huy vai trò, tính chủ động của học viên góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị tại các trường chính trị cần tập trung thực hiện một số nội dung sau:

       Một là, nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong thực hiện giải pháp hình thành và nâng cao ý thức chủ động trong học tập, chủ động tự học, tự nghiên cứu. Ý thức tự học, tự nghiên cứu của học viên phụ thuộc trước hết và chủ yếu vào phương thức giảng dạy của giảng viên. Do đó, đội ngũ giảng viên và đặc biệt là lãnh đạo các khoa chuyên môn phải nhận thức và trách nhiệm trong chỉ đạo áp dụng các biện pháp triển khai giảng dạy theo hướng phát huy tính chủ động của học viên.

       Các khoa phải xây dựng và thống nhất phương án giảng dạy đối với từng bài trong môn học. Xác định cụ thể nội dung trọng tâm được giảng trên lớp, những nội dung học viên phải tự đọc, tự nghiên cứu. Trên cơ sở đó, trước khi thực hiện hoạt động giảng dạy, giảng viên dành thời gian giới thiệu, giao nhiệm vụ cho học viên; phương thức kiểm tra đánh giá những nội dung tự học. Đối với nội dung giảng dạy, giảng viên cần sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, phát huy vai trò của học viên. Đồng thời, cần xác định nội dung, các phương án xử lý, phương thức tổ chức thảo luận một cách phù hợp, hiệu quả.

        Hai là, đổi mới phương thức triển khai môn học, phần học khắc phục tình trạng biệt lập giữa các bài, chuyên đề trong quá trình giảng dạy của các giảng viên. Cụ thể, cùng một môn học trong chương trình trung cấp lý luận chính trị được phân công giảng dạy bởi các giảng viên khác nhau do đó cần phải có sự liên kết trong quá trình giảng dạy giữa các bài, các giảng viên trong khoa để có thể kiểm tra, đánh giá ý thức, kết quả tự học của học viên bằng các hình thức phù hợp.

       Ba là, Ban Giám hiệu cần nghiên cứu xây dựng quy định về thực hiện nhiệm vụ tự học của học viên. Hoạt động tự học, tích cực tham gia thảo luận trên lớp của học viên chỉ thực hiện được và có hiệu quả khi cụ thể hóa bằng các bài thu hoạch và được đánh giá ý thức học tập. Hiện nay, Quy chế đào tạo chương trình chưa có quy định cụ thể. Do vậy, Ban Giám hiệu cần xây dựng quy định cụ thể và hướng dẫn chi tiết về việc đánh giá quá trình tự học, tự nghiên cứu bằng các bài thu hoạch trong một môn học. Cùng với kết hợp theo dõi và đánh giá ý thức học tập của học viên trong quá trình học tập. Những kết quả đánh giá này cần được xác định là tiêu chí để đánh giá kết quả chung của cả môn học và tiêu chí đánh giá thi đua của cả khóa học.

       Có thể khẳng định, phát huy tính chủ động, tích cực trong đào tạo chương trình Trung cấp lý luận chính trị ở các trường chính trị tỉnh, thành phố là một yêu cầu có tính quyết định đối với nâng cao hiệu quả công tác đào tạo cán bộ đồng thời phản ánh mục tiêu và tính chất của công tác đào tạo này và là xu hướng chung của đào tạo hiện nay./.

(Nguồn: )

Thông tin khác

ĐOÀN THANH NIÊN TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TRƯỜNG CHINH HỌC TẬP TINH THẦN TỰ HỌC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TRƯỜNG CHINH
MỞ RỘNG THẨM QUYỀN BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CHO CHÍNH QUYỀN CẤP HUYỆN, XÃ THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
MỘT SỐ ĐIỂM MỚI CẦN LƯU Ý KHI TRÌNH BÀY THỂ THỨC VĂN BẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 30/2020/NĐ-CP VỀ CÔNG TÁC VĂN THƯ
LỊCH SỬ, Ý NGHĨA NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8/3 VÀ CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG
TƯ TƯỞNG CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG XÃ HỘI
ĐẢNG BỘ TỈNH NAM ĐỊNH THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 7 KHÓA X VỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN, NÔNG THÔN
GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHỮNG NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC MỚI ĐỐI VỚI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN HIỆN NAY
PHỤ NỮ THAM GIA LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CÁC CẤP Ở TỈNH NAM ĐỊNH GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
TƯ TƯỞNG YÊU NƯỚC TRUYỀN THỐNG HỒ CHÍ MINH - GIÁ TRỊ THỰC TIỄN TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY
MỘT SỐ ĐIỂM MỚI TRONG HƯỚNG DẪN SỐ 03-HD/TW VỀ THỰC HIỆN QUY CHẾ BẦU CỬ TRONG ĐẢNG
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG VIỆC TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC Ở CƠ SỞ TRƯỚC THỀM ĐẠI HỘI
HÀNH TRÌNH TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH - BÀI HỌC VỀ LÝ TƯỞNG CHO THANH NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY
Hồ Chí Minh nhà tư tưởng
TỌA ĐÀM - ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TRƯỜNG CHINH TÍCH CỰC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Lịch giảng dạy
Hoạt động tiêu biểu
BithuTinhuy
hoithaocapbo2022
hoithaokllcs
giaoluubongda
camhoa
Trường Chính trị Trường Chinh
Địa chỉ: Số 39 Đường Vị Xuyên - TP.Nam Định
Điện thoại: 0228.3649222 - Fax: 0228.3642530 - Hotline 24/7: 
Website: www.truongchinhtritruongchinhnd.gov.vn - Email: chinhtrinamdinh@gmail.com