banerchinh-ngay14-3-2021
Nhiệt liệt chào mừng 49 năm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024)!
Hỗ trợ trực tuyến
Nghiên cứu trao đổi

MỘT VÀI CHIA SẺ VỀ PHƯƠNG PHÁP VIẾT BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ThS. Cao Thị Hà - Phó Trưởng khoa Nhà nước - Pháp luật

Nghiên cứu viết Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) là một trong những hoạt động nghiên cứu khoa học của các trường chính trị tỉnh, thành phố. Hiện tại trong các trường Chính trị nói chung trong đó có trường chính trị Trường Chinh, việc viết các Báo cáo (SKKNd) còn đang rất mới mẻ.

Sáng kiến là ý kiến sinh ra từ những nhận xét mới. Kinh nghiệm là những hiểu biết do trông thấy, nghe thấy, do từng trải mà có. Kinh nghiệm là những tri thức do qui nạp và thực nghiệm đem lại, đã được chỉnh lý và phân loại để lập thành cơ sở khoa học. Như vậy nói tới kinh nghiệm là nói đến những việc đã làm, đã có kết quả, đã được kiểm nghiệm trong thực tế, không phải là những việc dự định hay còn trong ý nghĩ.

Sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) của người giảng viên ở các trường chính trị là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà người viết tích lũy được trong thực tiễn công tác giảng dạy, bằng những hoạt động cụ thể đã khắc phục được những khó khăn mà với những biện pháp thông thường không thể giải quyết được, góp phần nâng cao hiệu quả rõ rệt trong thực hiện các nhiệm vụ của người giảng viên. Những SKKN đó rất cần được khái quát, chia sẻ.

Trong một Báo cáo SKKN phải xác định rõ mục đích. SKKN phải có tính sáng tạo, khoa học, khả năng vận dụng và mở rộng việc triển khai các giải pháp nêu ra. Mục đích của SKKN là giải quyết được những mâu thuẫn, những khó khăn có tính chất thời sự liên quan đến công tác giảng dạy, phục vụ giảng dạy. SKKN góp phần nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân, để trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu với đồng nghiệp, để tham gia đóng góp với các cơ quan quản lý nhà nước. Đồng thời, SKKN phải có tính thực tiễn tức là phải trình bày được những sự kiện đã diễn ra trong thực tiễn công tác giảng dạy, với những đặc trưng của việc giảng dạy cho đối tượng người lớn, lại là cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các ngành, lĩnh vực khác nhau, có sự khác biệt về độ tuổi, trình độ, nhận thức, kinh nghiệm cuộc sống và công tác. Những kết luận được rút ra trong SKKN phải là sự khái quát hóa từ những hoạt động cụ thể đã tiến hành, không phải là sao chép sách vở mang tính lý thuyết đơn thuần. Cần thu thập đầy đủ các tư liệu, số liệu để chứng minh cho những luận điểm được nêu ra trong SKKN. Sáng kiến kinh nghiệm phải có tính sáng tạo, khoa học. Mỗi SKKN là một vấn đề mới được lựa chọn. Cách trình bày các phần nội dung bảo đảm tính logic chặt chẽ, rõ ràng, mạch lạc. Trong mỗi SKKN phải làm rõ các yếu tố lý luận, thực tiễn làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng tình hình, quá trình áp dụng của chính bản thân với kết quả cụ thể và đề xuất các giải pháp khả thi, thuyết phục. Các phương pháp tiến hành mới mẻ, độc đáo. Dẫn chứng các tư liệu, số liệu và kết quả chính xác làm nổi bật tác dụng, hiệu quả của sáng kiến.

Một yêu cầu quan trọng là SKKN phải làm rõ được khả năng vận dụng và mở rộng việc triển khai các giải pháp nêu ra. SKKN phải làm rõ hiệu quả khi áp dụng thông qua việc đưa dẫn chứng các kết quả, các số liệu để so sánh hiệu quả của cách làm mới so với cách làm cũ. SKKN cần nhận xét, đánh giá những ưu điểm, tác động và những mặt còn hạn chế của các giải pháp đã tiến hành, chỉ ra được những điều kiện căn bản, những bài học kinh nghiệm để áp dụng có hiệu quả những giải pháp trong sáng kiến. Đồng thời cần phân tích cho thấy triển vọng trong việc vận dụng và phát triển các giải pháp đó vào quá trình thực hiện nhiệm vụ chung của nhà trường và tham mưu cho các cấp ủy đảng, đoàn thể, chính quyền trong quản lý, điều hành.

Khi tiến hành viết một Báo cáo SKKN cần tập trung làm rõ 3 nội dung cơ bản.

Một là, Chọn đề tài.

Các vấn đề có thể chọn để viết Báo cáo SKKN rất phong phú, đa dạng, bao gồm nhiều lĩnh vực liên quan đến chức năng nhiệm vụ của nhà trường, liên quan đến hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế, các hoạt động phục vụ dạy và học và có thể là các vấn đề quản lý nhà nước. Cần suy nghĩ lựa chọn chủ đề phù hợp, được đúc kết từ chính hoạt động của tác giả. Chủ đề là một mâu thuẫn, một vấn đề trong thực tiễn của nhà trường mà tác giả còn đang phân vân, trăn trở, tìm cách làm sáng tỏ và giải quyết hiệu quả. Lựa chọn chủ đề đúng, có ý nghĩa quan trọng giúp tập trung sự nghiên cứu vào vấn đề cần giải quyết, tránh lan man, hời hợt, sao chép sách vở. SKKN là sản phẩm gắn liền với tác giả nên đòi hỏi tác giả phải có hứng thú, đam mê, phải kiên trì và quyết tâm thực hiện.

Về mặt từ ngữ, tên SKKN phải đạt các yêu cầu đúng ngữ pháp, đủ ý, rõ nghĩa, không làm cho người đọc có thể hiểu theo ý khác. Tên SKKN giúp xác định được phạm vi, nội dung nghiên cứu cụ thể của SKKN, cần tránh vấn đề quá chung chung hoặc có phạm vi quá rộng, khó có thể giải quyết trọn vẹn trong một SKKN.

Hai là, viết Đề cương chi tiết.

Đây là một công việc rất cần thiết trong việc viết Báo cáo SKKN. Đề cương này giúp định hướng được nội dung viết, tính toán việc thu thập thông tin, tài liệu, số liệu thống kê. Đề cương chi tiết gồm các đề mục rõ ràng, hợp logic, chỉ ra được những ý cần viết trong từng đề mục cụ thể. Đề cương SKKN thường gồm 4 phần nội dung chính:

1. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra SKKN

2. Mô tả giải pháp nêu ra trong SKKN

3. Hiệu quả do SKKN đem lại

4. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền

Trong đó phần Mô tả giải pháp là phần trọng tâm. Bên cạnh đó cần thiết kế các bảng thống kê số liệu phù hợp, các mẫu phiếu điều tra khảo sát, hình ảnh… phục vụ thiết thực cho việc minh họa, dẫn chứng.

Ba là, tiến hành viết Báo cáo SKKN.

Trên cơ sở các nội dung trong Đề cương SKKN, tìm đọc tất cả các tài liệu liên quan, thu thập các số liệu để dẫn chứng, phân tích cụ thể những công việc đã thực hiện trong thực tiễn với biện pháp, các bước tiến hành và kết quả cụ thể. Khi trình bày các nội dung trong SKKN cần tránh việc kể lể dài dòng, dàn trải biến SKKN thành một bản báo cáo thành tích hoặc một bản báo cáo tổng kết đơn thuần. 

Như vậy, viết Báo cáo SKKN thực sự là một hoạt động nghiên cứu khoa học nghiêm túc, mang tính thực tiễn cao. Từ SKKN của cá nhân có thể được ứng dụng rộng rãi, nâng cao hiệu quả hoạt động trên lĩnh vực nghiên cứu. Mỗi nhiệm vụ, mỗi hoạt động đều có cách thức biện pháp thực hiện khác nhau. Khái quát hóa chúng trong các Báo cáo SKKN thực sự là việc làm cần thiết góp phần quan trọng nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ chung của nhà trường. Hy vọng rằng với một số gợi ý trên đây có thể giúp các bạn đồng nghiệp quan tâm tới hình thức nghiên cứu khoa học này và thực hiện hình thức này một cách có hiệu quả./.

 

 

 

 

Mẫu Báo cáo Sáng kiến

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

 

1. Tên sáng kiến:....................................................................

......................................................................................

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: ( VD: Phục vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế, phục vụ công tác đảng, đoàn thể,  quản lý nhà nước ....)

................................................................................

3. Thời gian áp dụng sáng kiến:

Từ ngày……..tháng...... năm……. đến ngày….... tháng…... năm........

4. Tác giả:

       Họ và tên: ..........................................................

            Năm sinh: ..........................................................

            Nơi thường trú: ...................................................

            Trình độ chuyên môn:..................................................

Chức vụ công tác: ...............................................

Nơi làm việc:...........................................................

Điện thoại: .........................................................

Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến:  …….%

5. Đồng tác giả (nếu có):

Họ và tên: ..........................................................

       Năm sinh: ..........................................................

            Nơi thường trú: ...................................................

            Trình độ chuyên môn:..................................................

Chức vụ công tác: ...............................................

Nơi làm việc:..........................................................

Điện thoại: ........................................................

Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến:  …….%

6. Đơn vị áp dụng sáng kiến:

            Tên đơn vị: ................................................................................................

            Địa chỉ: .....................................................................................................

            Điện thoại: ................................................................................................

           

 

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

 

I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:

.......................................................................................

.......................................................................................

II. Mô tả giải pháp:

1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến (Nêu hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp mới; phân tích ưu nhược điểm của giải pháp cũ để cho thấy sự cần thiết của việc đề xuất giải pháp mới nhằm khắc phục nhược điểm của giải pháp cũ).

.......................................................................................

.......................................................................................

2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: (Nêu vấn đề cần giải quyết; Chỉ ra tính mới, sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ; nêu cách thức thực hiện, các bước thực hiện của giải pháp mới một cách cụ thể, rõ ràng cũng như các điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp; Nêu rõ khả năng áp dụng vào thực tế của giải pháp mới, kể cả áp dụng thử trong điều kiện kinh tế - kỹ thuật tại cơ sở và mang lại lợi ích thiết thực; ngoài ra có thể nêu rõ giải pháp còn có khả năng áp dụng cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức nào)

.......................................................................................

.......................................................................................

III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại:

1. Hiệu quả kinh tế (Giá trị làm lợi tính thành tiền):(Nêu hiệu quả, lợi ích cụ thể giải pháp mang lại; tính toán số tiền làm lợi hoặc dự kiến thu được theo ý kiến của tác giả sáng kiến, của  tổ chức, cá nhân đã được áp dụng sáng kiến (nếu có)).

…................................................................................

.................................................................................

2. Hiệu quả về mặt xã hội (Giá trị làm lợi không tính thành tiền(nếu có)): (Nêu hiệu quả, lợi ích cụ thể giải pháp mang lại).

a. Giá trị làm lợi cho môi trường:

......................................................................................

b. Giá trị làm lợi cho an toàn lao động:

.....................................................................................

c. Giá trị làm lợi khác:

......................................................................................

IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.

…………………………………………………………………..…………

………………………………………………………………………………………… 
(Nguồn: Phòng Khoa học - Ngày 16/6/2017)

Thông tin khác

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CÁC CẤP TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO TẠI NAM ĐỊNH
SỬ DỤNG HIỆU QUẢ PHƯƠNG PHÁP HỎI CHUYÊN GIA TRONG GIẢNG DẠY MÔN NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC MẶT TRẬN TỔ QUỐC VÀ ĐOÀN THỂ NHÂN DÂN Ở CƠ SỞ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY CÁC MÔN HỌC ĐẢM BẢO GẮN LÝ LUẬN VỚI THỰC TIỄN
ĐÔI ĐIỀU TRAO ĐỔI VỀ VIỆC LẤY PHIẾU PHẢN HỒI TỪ NGƯỜI HỌC TẠI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TRƯỜNG CHINH TỈNH NAM ĐỊNH
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC HIỆN NAY
NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC NHÓM TRONG GIẢNG DẠY Ở TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TRƯỜNG CHINH
HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU THỰC TẾ TẠI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TRƯỜNG CHINH
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TRƯỜNG CHINH VỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
CÔNG TÁC GIẢNG VIÊN CỦA TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TRƯỜNG CHINH TỈNH NAM ĐỊNH
HỌC TẬP TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG
GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ BÀI TẬP TÌNH HUỐNG PHỤC VỤ GIẢNG DẠY Ở KHOA NHÀ NƯỚC - PHÁP LUẬT
PHƯƠNG PHÁP CHUẨN BỊ BÀI GIẢNG LỊCH SỬ ĐẢNG
TRỰC QUAN HÓA VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC TRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Lịch giảng dạy
Hoạt động tiêu biểu
hoithao60nam
hoithaocapbo2022
BithuTinhuy
banchaphanhcd
hoithaodoantinh
camhoa
Trường Chính trị Trường Chinh
Địa chỉ: Số 39 Đường Vị Xuyên - TP.Nam Định
Điện thoại: 0228.3649222 - Fax: 0228.3642530 - Hotline 24/7: 
Website: www.truongchinhtritruongchinhnd.gov.vn - Email: chinhtrinamdinh@gmail.com