banerchinh-ngay14-3-2021
Nhiệt liệt chào mừng 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890-19/5/2025)!
Hỗ trợ trực tuyến
Nghiên cứu thực tế

MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGHIÊN CỨU THỰC TẾ TẠI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TRƯỜNG CHINH HIỆN NAY

Tổ chức Nghiên cứu khoa học phục vụ giảng dạy, học tập và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn ở địa phương, cơ sở là nhiệm vụ thường xuyên đối với nhà trường và giảng viên các trường Chính trị cấp tỉnh

                             Lê Tiến Dũng

                                       Trưởng Phòng Nghiên cứu KH - TT - TL

 

Cùng với việc thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng; Tổ chức Nghiên cứu khoa học phục vụ giảng dạy, học tập và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn ở địa phương, cơ sở là nhiệm vụ thường xuyên đối với nhà trường và giảng viên các trường Chính trị cấp tỉnh. Thực tế để giảng dạy tốt, trước hết phải nghiên cứu tốt và có kinh nghiệm thực tiễn; Thực tiễn sẽ mang lại hiệu quả thiết thực cho công tác, giảng dạy.

Nghiên cứu thực tế tại các trường Chính trị là việc kiểm tra trên thực tế những biểu hiện, ảnh hưởng, tác động của lý luận trong thực tiễn để có cơ sở hiểu sâu sắc hơn, nắm bắt đầy đủ hơn về lý luận và làm giàu lý luận; Nghiên cứu thực tế ở đây là nắm bắt và vận dụng kinh nghiệm, kiến thức thực tế để nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc; đặc biệt cần thiết đối với việc nâng cao chất lượng giảng dạy trong các trường chính trị xuất phát từ đặc thù của đối tượng và chương trình đào tạo, bồi dưỡng.

Trên bình diện chung hoạt động nghiên cứu thực tế tại nhà trường trong thời gian qua hết sức phong phú, đa dạng. Theo nề nếp từ trước đến nay, nghiên cứu thực tế được thực hiện qua việc; hàng năm, định kỳ nhà trường tổ chức cho các khoa, phòng đi về cơ sở, giao lưu học hỏi kinh nghiệm; Đi các trường Chính trị tỉnh, thành trong cả nước để nghiên cứu, so sánh, học hỏi với sự hưởng ứng tích cực của các giảng viên, cán bộ viên chức nhà trường. Kết quả đạt được tương đối tốt và có đóng góp quan trọng vào việc nâng cao chất lượng bài giảng, chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường; Qua mỗi năm, hoạt động nghiên cứu thực tế của trường thực sự có những bước tiến bộ tích cực.

Thực tế có thể khẳng định rằng: Nhận thức của Nhà trường cũng như toàn bộ giảng viên, cán bộ về tầm quan trọng và tính tất yếu của hoạt động nghiên cứu thực tế trong công tác, giảng dạy ngày càng đầy đủ hơn. Các khoa, phòng đã nỗ lực, tìm tòi, phát hiện những vấn đề có tính thời sự, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình và của nhà trường để xây dựng các đề tài, ý tưởng khảo sát; cũng như phục vụ cụ thể cho từng chuyên đề để chuẩn bị lên lớp của mỗi cán bộ, giảng viên; Thông qua việc đăng ký, thực hiện đề tài cấp trường, cấp khoa gắn trực tiếp với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động khảo sát, nghiên cứu thực tế đã có định hướng, mục tiêu và đem lại hiệu quả thiết thực. Sản phẩm nghiên cứu chất lượng cao, hữu dụng trong nâng cao chất lượng giảng dạy, công tác.

Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu cao của nhiệm vụ giảng dạy nói riêng và nghiên cứu khoa học nói chung tại trường Chính trị trong tình hình mới, chất lượng nghiên cứu thực tế phải được nâng lên. Nhà trường cần đổi mới căn bản nội dung, phương thức và cách đánh giá, sử dụng kết quả nghiên cứu thực tế của cán bộ, giảng viên; Cần chú trọng những mặt sau:

- Trước hết, cần đổi mới nhận thức về công tác nghiên cứu thực tế  phải coi đây không chỉ là yêu cầu nhiệm vụ mà còn là hoạt động thực tiễn mà nhà trường phải tham gia cùng xã hội. Đời sống xã hội ở từng địa phương, đơn vị rất đa dạng, phong phú, vận động và thay đổi từng giờ, từng ngày; Trách nhiệm của giảng viên qua nghiên cứu thực tế là nắm bắt cập nhật tình hình và những thông tin kinh tế - xã hội liên quan đến sự phát triển của địa phương;

Nghiên cứu thực tế cũng chính là hình thức học tập, học từ thực tiễn, học trong thực tiễn cuộc sống, nhờ đó giảng viên có thể trình bày bài giảng sinh động với tư cách là người nắm được tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương, làm cho bài giảng có hồn và mang hơi thở của cuộc sống. Qua thực tế chúng ta sẽ thu nhận được thông tin nhưng yêu cầu đặt ra là phải nghiên cứu, phải biết xử lý thông tin đưa vào bài giảng hợp lý, trao đổi với học viên để đề ra giải pháp tuỳ tình hình của từng địa phương.

Hội đồng khoa học cần cụ thể nội dung, chương trình hoạt động nghiên cứu thực tế hàng năm, quý; đây là cơ sở để có tổng kết hoạt động mỗi năm.  Ban Giám đốc, đặc biệt là các giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy cần tham gia nhiều vào hoạt động định hướng, thẩm định sản phẩm nghiên cứu thực tế.

- Sản phẩm nghiên cứu cần được tổ chức đánh giá thường xuyên, có căn cứ khoa học, được thẩm định bởi Hội đồng khoa học Nhà trường nhằm tạo động lực, khuyến khích tối đa tinh thần nghiên cứu trong cán bộ, gíảng viên Nhà trường.

- Phải đa dạng hoá hoạt động nghiên cứu thực tế. Ngoài việc đi đến địa phương để nghiên cứu trực tiếp theo truyền thống; Nhà trường có thể đề xuất với Tỉnh uỷ, UBND Tỉnh tạo điều kiện cho đội ngũ giảng viên được tham gia các hội nghị, hội thảo của tỉnh, của các ban, ngành trong tỉnh, các huyện; Tham mưu luân chuyển giảng viên trẻ; cán bộ, giảng viên quy hoạch nguồn lâu dài đi thực tế, công tác dài ngày ở cơ sở để nắm bắt thực tiễn.

            Phòng Nghiên cứu Khoa học - Thông tin - Tư liệu tham mưu cho Ban Giám đốc Nhà trường đề ra chương trình nghiên cứu thực tế ngay từ đầu năm, gồm nội dung, danh mục các đề tài nghiên cứu để các khoa, phòng có cơ sở lựa chọn nghiên cứu đề tài, vấn đề, phù hợp với thực lực của mỗi khoa, phòng.

            Các khoa, phòng tuỳ chức năng, nhiệm vụ chuyên môn và lực lượng để phân đề tài, nhiệm vụ ra thành từng mảng, có kế hoạch tổ chức thâm nhập thực tế của cả khoa, phòng hoặc từng nhóm, cá nhân; (có sự phân công hoặc đăng ký ngay từ đầu năm). Đây là một cơ sở để xem xét việc hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, giảng viên: nghiên cứu, giảng dạy, công tác.

            - Nhà trường, khoa, phòng xây dựng kế hoạch trao đổi với địa phương về vấn đề, đề tài cần nghiên cứu ngay từ đầu năm để địa phương có sự chuẩn bị;

Phải đảm bảo tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và hỗ trợ cho việc nghiên cứu thực tế của các địa phương; không có sự hỗ trợ đó thì không thể thực hiện được mục tiêu nhiệm vụ nghiên cứu thực tế của trường với yêu cầu ngày càng cao hơn. Do vậy, trước khi đến nghiên cứu các địa phương, cần làm tốt công tác liên hệ, trao đổi trước nội dung mà mình cần nghiên cứu để địa phương có thể chuẩn bị tốt hơn về chương trình báo cáo.

Thời gian từng đợt đi thực tế, các khoa, phòng phải thống nhất trước với địa phương khảo sát, nghiên cứu để đảm bảo sự chủ động và chất lượng chuẩn bị thông tin.

Hạn chế tình trạng đoàn nghiên cứu thực tế đến địa phương chỉ bố trí nghe báo cáo do lãnh đạo địa phương trình bày mà không có sự trao đổi, phân tích, khảo sát, cách làm này vừa rất mất thời gian, hiệu quả thu được rất thấp.

            Cần đặc biệt chú trọng thời gian trao đổi lại với địa phương kết quả nghiên cứu thực tế vì sản phẩm nghiên cứu ít nhiều mang tính chủ quan, cần trao đổi lại tranh thủ sự đóng góp ý kiến để thông tin được xác thực và tổng hợp, sắp xếp, hệ thống, hoàn thiện kết quả nghiên cứu. Mặt khác thông qua trao đổi đóng góp cho cơ sở những chỉ dẫn từ thực tế bằng cảm quan của người nghiên cứu, lý luận; qua đó, nâng cao hiểu biết, nhận thức cho cơ sở về hiệu quả thực tế công việc; Đảm bảo việc nghiên cứu thực tế không chỉ có ý nghĩa đối với nhà trường mà còn có hiệu quả tích cực đối với các địa phương, đơn vị được khảo sát, nghiên cứu.                             

- Quan tâm đầu tư kinh phí nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm nghiên cứu thực tế: Đảm bảo chế độ chính sách và sự hỗ trợ đối với các tập thể và cá nhân nghiên cứu thực tế. Tăng mức bồi dưỡng báo cáo viên ở địa phương; về vấn đề này từ trước tới nay chúng ta thực sự chưa quan tâm chú ý, chưa có cơ chế cụ thể mà phần lớn dựa vào các mối quan hệ, sự hỗ trợ từ cơ sở và phía các đơn vị được khảo sát do vậy tạo khó khăn cho cơ sở nghiên cứu, hạn chế chất lượng khảo sát.

Trên đây, là các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu thực tế của trường Chính trị; cần thiết phải tạo sự chuyển biến thực sự từ nhận thức đến hành động, sự thống nhất trong Nhà trường; Vai trò tham mưu của phòng Nghiên cứu khoa học - Thông tin - Tư liệu; Sự đồng thuận, trách nhiệm của các khoa, phòng và đội ngũ cán bộ, giảng viên trong việc thúc đẩy hoạt động nghiên cứu thực tế nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và công tác trong tình hình mới hiện nay./.

(Nguồn: Phòng Khoa học - 19/11/2014)
Lịch giảng dạy
Hoạt động tiêu biểu
BithuTinhuy
hoithaocapbo2022
hoithaokllcs
giaoluubongda
camhoa
Trường Chính trị Trường Chinh
Địa chỉ: Số 39 Đường Vị Xuyên - TP.Nam Định
Điện thoại: 0228.3649222 - Fax: 0228.3642530 - Hotline 24/7: 
Website: www.truongchinhtritruongchinhnd.gov.vn - Email: chinhtrinamdinh@gmail.com